follow us

Facebook
Google+
Pinterest

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Chua xót cảnh trẻ nhỏ, người già bán vé số kêu gào thảm thương giữa Sài Gòn

Hàng ngày, trên khắp các nẻo đường tại Sài Gòn hoa lệ, có rất nhiều người, phần lớn là người già, trẻ em bán vé số trong hình dạng khổ sở, tàn tật, kêu gào thảm thiết khiến nhiều người động lòng thương xót. Họ đang bán vé số - bán sự may mắn cho người đời, nhưng sao họ phải khổ sở và bất chấp tất cả để làm như vậy?

Người đàn ông này bất chấp tật nguyền, lết trên đoạn đường nhựa bỏng rát để bán vé số.
Những “thần tài rách rưới”
Chắc hẳn đối với nhiều người khi nhắc đến chuyện bán vé số và tờ dò kqxs thường liên tưởng đến hình ảnh những người già, em nhỏ, người tàn tật với dáng vẻ rách rưới, khổ sở, cùng cực đang lang thang khắp các con đường, ngõ ngách để mời chào, năn nỉ mọi người mua vé số. Mỗi lần như vậy, với tâm lý “bầu bí thương nhau”, nhiều người bỏ tiền ra mua giùm họ, chứ không hẳn vì mộng trúng số. Hành động này phần nào đã làm sai lệch đi ý nghĩa của tờ vé số.
Hàng ngày, tại ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai – Cách mạng tháng tám (quận 3, TPHCM), người đi đường đã quá quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ ngoài 30 tuổi, đang lấy tay lau những giọt nước không ngừng rơi trên mặt và mếu máo: “Anh, chị mua dùm em vài tờ vé số, sắp hết chiều rồi mà vé còn nhiều quá!”. Nhìn tập vé số dày cộp trên tay người phụ nữ này, nhiều người đã động lòng và rút tiền ra mua giùm. Không dừng ở đó, để bán nhanh hết hơn, người phụ nữ này còn băng ra giữa đường, khi đèn giao thông có tín hiệu đèn đỏ, để mời mọi người mua vé số. Chị H - người bán hàng nước gần đó cho biết, với thủ đoạn giả vờ khóc lóc khi cầm xấp vé số dày, cộm như vậy, người phụ nữ này có thế bán được 300- 400 tờ vé số/ngày.
Tại một ngã tư khác ở quận Bình Thạnh, trên đường Đinh Bộ Lĩnh giao với đường Bạch Đằng, ngay góc đèn xanh đèn đỏ, người đi đường cũng rất quen thuộc với hình ảnh một người phụ nữ bán vé số đen đúa, thấp bé ẵm đứa con nhỏ xíu, đang nằm ngủ li bì, kệ cho tiết trời nắng như thiêu đốt đang đốt cháy sức khỏe của đứa trẻ. Đoạn đường này hàng ngày có cả nghìn lượt xe qua lại, không ít người thương xót cho người phụ nữ đặc biệt là đứa trẻ, người thì cho tiền, người thì mua vé số. Đã mấy năm nay, người phụ nữ ấy vẫn ngồi như vậy, bất kể mưa hay nắng. Đứa trẻ đen đúa, tội nghiệp đó đã trở thành công cụ cho người phụ nữ kiếm tiền nhiều hơn từ việc bán xổ số.
Cụ bà hơn 70 tuổi tảo tần mưu sinh với những tấm vé số dưới cái nắng như thiêu đốt trên vỉa hè.
Bà Lan - một người dân ngụ tại phường 14, quận 10 bất bình chỉ cho chúng tôi một gia đình trong xóm vì ham kiếm tiền mà nỡ lòng để người mẹ ốm yếu của mình đi bán vé số từ 5h sáng đến chiều tối mới trở về. Cụ già hơn 90 tuổi mệt mỏi, héo quắt như cây khô ngồi lọt thỏm trong xe đẩy, để người con dẫn đi rong ruổi khắp các con đường.
Và còn rất nhiều những hình ảnh xót xa nữa gắn liền với hoạt động bán vé số tại nước ta đã đi vào tiềm thức nhiều người khiến họ coi việc mua vé số là một hành động từ thiện chứ không phải là mua sự may mắn cho mình. Anh Hùng (38 tuổi, kỹ sư) cho biết, khi đi nhậu với bạn bè, tại các quán ăn, không tối nào anh không được mời mua vé số ít nhất 2, 3 lần. Mỗi lần như vậy, thứ nhất là vì trẻ em còn nhỏ đã phải bươn chải cuộc sống, thứ hai là người già lớn tuổi phải lọ mọ đêm khuya kiếm tiền sống qua ngày nên anh thấy thương mà mua giùm. “Tôi ít mua vé số vì không tin vào sự hên xui, nhưng thấy mấy người đi bán vé số cực khổ quá nên lại móc tiền ra mua giùm. Nhiều khi vé số tôi mua rồi về để đấy, cũng không có dò coi mình có trúng hay không nữa”, anh nói.
Và vì thế, tại thành phố đông dân này, người nào càng làm cho người khác thương bao nhiêu thì càng bán được vé số nhiều bấy nhiêu. Lan (32 tuổi, quê Thanh Hóa) lý giải cho chúng tôi biết vì sao Lan hay đưa đứa cháu tật nguyền của mình đi bán vé số khắp nơi: “Cho nó đi như vậy, người ta thương hơn nên kiếm được nhiều tiền hơn”.
Lượng người đổ vào thành phố bán vé số ngày càng tăng, kéo theo sự cạnh tranh, kiếm miếng ăn ngày càng khó trong bộ phận người dân bán vé số. Bán vé số không thể là phép giải bài toán việc làm cho người thất nghiệp. Để cạnh tranh, người ta lại nghĩ ra muôn vàn kế để lấy lòng thương từ người đời. Không kể đến những người thật sự tàn tật, người mất sức lao động còn xuất hiện vô vàn những hình thức như: Giả tật nguyền, những đường dây chăn dắt, người già trẻ em bán vé số, thuê mướn trẻ em bán vé số.
Cần sự văn minh sau những tấm vé số
Ở nước ngoài, vé số được bán tại các siêu thị, đại lý sổ xố, các cửa hàng tạp hóa, cây xăng, tương tự như bán thẻ điện thoại ở nước ta. Người ta mua vé dự thưởng để tìm kiếm cơ hội chứ không phải mua vì sự thương cảm, làm từ thiện. Các công ty xổ số dùng lợi nhuận để đầu tư vào các chương trình phúc lợi xã hội, những chương trình này được công khai minh bạch cho người dân biết. Nếu đợt quay số dự thưởng lần này không có người trúng, số tiền trúng thưởng sẽ được cộng dồn vào đợt quay lần sau. Đơn cử, năm 2013, giải thưởng xổ số lớn nhất nước Mỹ Powerball đã có đợt quay sổ xố với số tiền thưởng lên tới 590,5 triệu USD.
Tại Việt Nam, hình thức bán sổ xố được công ty của Nhà nước quản lý, rõ hơn là địa phương chịu trách nhiệm thu chi, và báo cáo lại với Nhà nước, lợi nhuận từ việc bán sổ xố được dùng để làm phúc lợi xã hội như xây nhà trẻ, bệnh viện… Nếu đợt quay này không có người trúng thì số tiền đó không được cộng dồn vào lần quay sau và như vậy, lợi nhuận các địa phương thu từ sổ xố là rất lớn.
Bà mẹ trẻ này ôm đứa con mới hơn 1 tháng tuổi với xấp vé số trên tay, mưu sinh trong đêm tối.
Từ năm 2007-2012, tốc độ tăng trưởng doanh thu và nộp ngân sách từ hoạt động xổ số đạt bình quân trên 15%/năm. Riêng năm 2012, doanh thu toàn ngành là gần 54.000 tỉ đồng. Trong đó, nộp ngân sách nhà nước 16.620 tỉ đồng, tương đương 30,7% doanh thu. Theo ước tính bình quân giai đoạn 2008-2010, nguồn thu từ xổ số kiến thiết đã chiếm đến hơn 27% tổng thu ngân sách nhà nước của các địa phương này. Cá biệt như Hậu Giang lên đến gần 48%, Vĩnh Long hơn 46%.
Như vậy, sổ xố là hình thức kinh doanh, bán sự may mắn cho nhiều người, thế nhưng lại thực hiện bằng những hình ảnh hết sức đáng thương?
Bên cạnh đó, số lượng người trẻ bỏ quê lên thành phố bán vé số ngày càng tăng. Thống kê của Bộ Tài chính cho biết, hiện nước ta có khoảng 300 nghìn người đang làm việc trong ngành sổ xố. Khá nhiều người bán vé số đang trong độ tuổi lao động, đều có sức khỏe nhưng vẫn bám trụ vào công việc bán vé số. Tâm lý lười lao động là lý do khiến nhiều người trẻ không chịu tìm cho mình một cái nghề để kiếm tiền mà tìm đến sổ xố như một công việc nhàn nhã.
Nhiều người lên thành phố để mong muốn làm giàu, nhưng thực tế không được như mong đợi, nên họ đành phải đi bán vé số để duy trì cuộc sống qua ngày. Vì vậy, lượng người đổ về thành phố ngày càng tăng, tạo nên sức ép về nhà ở và việc làm. Câu trả lời để giải bài toán việc làm cho người thất nghiệp này đặt vào vai trò của các ngành, các cấp, các trung tâm dạy nghề, hỗ trợ việc làm, sở LĐTBXH ở địa phương, nơi chính lực lượng lao động này bỏ đi để lên thành phố.

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Một ngày mưu sinh của bà cụ mù bán vé số ở trung tâm Sài Gòn

Dưới tiết trời nắng chang chang, bà cụ bán vé số bị đám đông ức hiếp mấy ngày vừa qua tạo dư luận trái chiều trên cộng đồng mạng vẫn ngồi “đội nắng” chìa từng tấm vé số mời khách.
Từ 7h sáng, sau khi xuống xe ôm, bà cụ tự mò mẫm dò theo bờ tường ngồi trước cổng gửi xe của Bưu điện TP. HCM. Ngoài những tờ vé số và quyển sổ dò kqxs, trên tay của bà còn có một túi ni lông đựng khăn lau, chai nước rửa mặt, mấy nắm gạo, chiếc gậy dò đường, chiếc mũ bảo hiểm và hai cái ghế cũ kĩ chồng vào nhau như vật bất li thân…

Sau hai ngày nghỉ bán, khách hàng tìm đến mua vé số của bà có vẻ thưa thớt hơn. Ngồi hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi quan sát thấy không có bất cứ ai ghé mua. Mặc tiếng mời chào, tiếng rao khản cả giọng của cụ, nhưng chẳng mấy người đi đường quan tâm. Mặc cho nắng táp đến mặt, bà cụ vẫn cố gắng bán, rao mời với hy vọng bán hết được 50 tấm vé số mỗi ngày.
“Bà không có con cái để nhờ, ông lại mất rồi nên bà phải cố gắng hơn. Làm ở đây việc ai kệ họ, bà không cạnh tranh ai đâu, chỉ hy vọng bán cho hết rồi về, hy vọng cuộc sống không gặp chuyện gì xảy ra nữa” - bà cụ mù tâm sự.

Thỉnh thoảng, cụ bà chắp tay lên, bốc lấy nắm gạo cầm chung với vé số cầu nguyện rồi tung nắm gạo đó ra như một phép thử vận may. Cứ khoảng 20 phút không có khách, bà lại đưa tay cầu nguyện một lần. Nghe tiếng có bước chân của khách hoặc tiếng xe, bà cụ lại lên tiếng mời: “Vé số thành phố Đồng Tháp may mắn. Mời cô bác vui lòng ủng hộ vé số đi cô bác ơi”.

Những hình ảnh đáng thương của cụ bà một ngày mưu sinh vất vả khi ở tuổi xế chiều với đôi mắt bị mù lòa:


Bà cụ mù chắp tay cầu nguyện trước khi bán vé số.


Đám chim sẻ sà uống nhặt gạo bà tung cầu may.

Mọi sinh hoạt như rửa mặt đều được bà chuẩn bị sẵn nước từ trước và thực hiện tại chỗ.


Bà cụ tranh thủ tập thể dục vì ngồi lâu quá mỏi.


Khách đến cho bà bịch nước ngọt.


Bà cụ mù bán vé số luôn trông ngóng chờ đợi khách đến mua
.

Cụ bà bán vé số hái lá thuốc cứu người

Cơm ăn phải đi xin trên chùa từng bữa, mỗi tháng đóng tiền thuê phòng trọ đều nhưng bà cụ Phan Thị Ngọc Huệ (80 tuổi) ở Sài Gòn vẫn đi hái lá thuốc miễn phí cứu giúp người bệnh.
Dù đã 80 tuổi, lại không phải là người có điều kiện kinh tế nhưng bà Huệ ở phường 7, quận Phú Nhuận (TP.HCM) vẫn đều đặn ngày ngày đi hái cây thuốc nam nhằm chữa bệnh cho mọi người và bán vé số, lượm ve chai. Bà biết những người bán vé số vì thu nhập họ còn bán thêm tờ dò kqxs để kiếm ăn. Nhưng ngày nay thì việc bán tờ dò đã không còn vì công nghệ nhiều. Nên bà làm từ thiện chữa bệnh cứu người nghèo hoàn toàn miễn phí. Cơm ăn bà phải đi xin trên chùa từng bữa. Mỗi tháng đóng tiền thuê phòng trọ đều nhưng bà vẫn làm tốt công việc này bao nhiêu năm qua.
11 năm qua vào khoảng 11h trưa, bà lại bắt đầu rời khỏi nhà lên đường đi hái thuốc.
Bà vào từng nhà người dân có vườn để xin hái cây thuốc. “Ngày xưa còn có sức, tôi đi hái thuốc ở tít quận 12, Thủ Đức… nhưng giờ già rồi nên chỉ đi gần nhà”, bà nói.
Thứ bà thường hái là những cây thuốc nam như lưỡi đồng, chó đẻ…hay các loại cây mọc hoang khá quen thuộc với mọi người.
Công việc của bà cứ diễn ra cần mẫn suốt 11 năm nay, dù trời nắng hay mưa.
Đường ray xe lửa cũng là nơi bà thường xuyên đến. Nhiều người thấy một bà lão thường xuyên vạch vạch, tìm tìm ở các bụi cỏ gần đường ray xe lửa nên tò mò. Về sau, biết bà đi tìm cây thuốc làm việc thiện nên họ hay chỉ cho bà chỗ nào mọc nhiều để dễ tìm.
Trời nắng nóng, thân già lặn lội vẫn đạp xe đều đặn trên các con đường để tìm cây thuốc. Bà cũng có chiếc xe đạp mới được từ thiện tặng nhưng bà để dành, chỉ dám đi chiếc xe đạp cũ vì sợ mất.
Xong công việc hái thuốc, bà liền mang xấp vé số đi bán cho khách mưu sinh.
Sau một buổi trưa nắng chang chang, toát mồ hôi bà vẫn cười vui.
Bà Huệ sống đơn thân nên chính quyền địa phương cũng thường xuyên thăm hỏi và động viên bà. Trong ảnh, Bà Trần Thị Kim Thu, chi hội trưởng Chữ thập đỏ khu phố 1 đang hỏi thăm sức khỏe.
Sau khi đã hái được thuốc, bà lại đạp xe về nhà trọ của mình để chặt và phơi thuốc.
Vì nhà trọ chật chội, nên bà thường đem ra trước đường đi của khu trọ để làm.
Bà sống cô độc một mình, làm bạn với chú chó nhỏ nhút nhát.
Bữa cơm thanh đạm, không nhiều thức ăn. Bà cho biết, lâu lâu lên chùa xin rồi mang về cất đi, mỗi ngày lại mang ra ăn.
Già̀ yếu, lại mắc bệnh thoái hóa đường ruột nên bà luôn phải dùng một tấm vải để cột ngang bụng mình.
Số thuốc hái được, bà Huệ đem phơi khô rồi cất lại thành một túi lớn. Cứ cuối tháng, bà đưa lên chùa để nhờ các sư thầy gửi tới người nghèo.
Bà Huệ có một tâm niệm cuối đời là được hiến thân xác của bà cho y học để nghiên cứu và giúp người.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Nghi án bé gái bị cha mẹ nuôi ngược đãi, xâm hại tình dục

Người dân trong khu phố kể, gần 2 năm ở với vợ chồng bà Dung, T. thường bị bà Dung đánh đập mỗi khi không bán được hàng và thường xuyên bị ông Hồng (chồng bà Dung) quấy rối tình dục và xâm hại cơ thể.
Đường dây nóng báo Bà Rịa-Vũng Tàu nhận được thông tin phản ánh của một số người dân ở khu phố 1, phường Thắng Nhất (TP.Vũng Tàu) về việc một bé gái 11 tuổi bị mẹ nuôi đánh đập và bố nuôi xâm hại tình dục. Phóng viên báo Bà Rịa-Vũng Tàu đã tìm hiểu để ghi nhận về vụ việc này.
Từ khi về ở cho vợ chồng bà Dung, hàng ngày bé T vẫn phải đi bán vé số tờ dò kqxstrái cây dạo để trừ nợ cho mẹ.
Chúng tôi đã tìm gặp được chị Nguyễn Thị Thanh Lan và bé N.B.T để nghe tường trình sự việc. Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Thanh Lan và bé T. xác nhận những thông tin phản ánh trên là đúng sự thật. “Không có tiền trả nợ, tôi đi lánh nợ. Nghe lời ngon ngọt của bà Dung ngỏ ý muốn nhận bé T, làm con nuôi, vì nghĩ vợ chồng bà Dung không có con nên tôi cũng tin tưởng và giao con cho vợ chồng bà chăm sóc. Không ngờ cháu phải làm việc cực khổ, còn bị bà Dung đánh đập và chồng bà Dung xâm hại nhiều lần. Dù biết con phải đi làm để trừ nợ cho tôi, nhưng tôi không nghĩ con lại bị đối xử tệ như vậy” - chị Nguyễn Thị Thanh Lan kể về nỗi khổ của con gái.
Theo thông tin phản ánh, bé N.B.T là con gái của chị Nguyễn Thị Thanh Lan (phường 11, TP.Vũng Tàu). Cuối năm 2012, do chị Lan nợ bà Nguyễn Thị Mỹ Dung (phường Thắng Nhất, TP.Vũng Tàu) số tiền hơn 5 triệu đồng nên chị Lan phải đi trốn để lánh mặt chủ nợ. Vợ chồng bà Dung không có con nên nhận bé T. làm con nuôi. Bé T. về ở cho vợ chồng bà Dung và phải đi bán xổ số, trái cây dạo để trừ nợ cho mẹ.
T. phản kháng bằng cách không chịu bán hàng nữa và bị bà Dung đánh đập, trả về nhà mẹ đẻ. Hơn 2 tháng nay, bé T. đã được về ở với mẹ đẻ. Biết chuyện, chị Nguyễn Thị Thanh Lan đã tố sự việc bé T. bị vợ chồng bà Nguyễn Thị Mỹ Dung xâm hại lên Công an phường Thắng Nhất (TP.Vũng Tàu).
Gặp chúng tôi, bé T. vẫn chưa hết hoảng hốt khi nhớ tới những chuyện đã xảy ra với mình. Vẻ mặt em vẫn ngây thơ, trong sáng, nhưng đôi mắt sâu thẳm nỗi buồn. T. kể, hàng ngày, cứ 4-5 giờ chiều, mẹ nuôi (bà Dung) chở em bằng xe máy thả ở các quán nhậu để bán vé số và trái cây cho khách. Mỗi ngày, từ việc bán vé số và trái cây, em kiếm được khoảng 500-600 ngàn đồng, số tiền đó em đưa hết cho mẹ nuôi.
“Mỗi lần con không bán được hàng là bị mẹ nuôi tát tới tấp vào mặt, về nhà mẹ còn lấy cây sắt chọc vào mặt con đau điếng. Số tiền mà khách thương tình cho thêm, con cũng bị mẹ nuôi lấy hết. Tối con ngủ với bố mẹ nuôi, đêm nào cũng bị bố nuôi sờ soạn và xâm hại cơ thể. Con không dám kể với ai vì bị mẹ nuôi dọa đánh” - bé T. nghẹn ngào nói.
Một số người dân ở khu phố 1, phường Thắng Nhất cũng cho biết, họ đã nhiều lần chứng kiến cảnh bà Dung đánh đập bé T. mà không khỏi xót xa. Sau này, biết bé T. bị xâm hại cơ thể, ngày 10-7-2014, chính những người dân ở khu phố đã đưa bé T. đi kiểm tra sức khỏe ở Bệnh viện Lê Lợi. Tại đây, các bác sĩ cho biết, T. bị viêm nhiễm vùng kín khá nặng. “Cũng may kết quả kiểm tra tại bệnh viện cho thấy, cháu T. chỉ bị viêm nhiễm chứ không thấy chảy máu. Nhưng tổn thất về tinh thần của cháu thì không thể nào bù đắp nổi” - bà N.B.L, một người dân ở khu phố 1, người đã đưa bé T. đi khám ở bệnh viện Lê Lợi, cho biết.
Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Mỹ Dung thừa nhận có bắt T. đi bán vé số và trái cây dạo để trừ nợ cho mẹ ruột. Tuy nhiên, khi chúng tôi nhắc đến việc chồng bà Dung nhiều lần xâm hại bé T thì bà Dung lảng tránh và tìm cách lái câu chuyện sang hướng khác. Bà Dung còn thanh minh, do bé T. ăn ở mất vệ sinh nên mới gây viêm nhiễm ở vùng kín và khẳng định, bé T. chỉ ở với bà có vài tháng, sau đó được bà trả về cho mẹ đẻ gần 3 tháng nay. Được biết, trong thời gian bé T. ở với vợ chồng bà Dung, bà Dung không trừ nợ cho chị Lan. Trong khi đó, vợ chồng chị Lan còn phải vay thêm tiền bà Dung, nay số nợ lên tới 19 triệu đồng với lãi suất 190.000 đồng/ngày. Nhiều người dân cho biết, thời gian bé T ở với vợ chồng bà Dung là cuối năm 2012 và chỉ mới được trả về nhà mẹ đẻ hơn 2 tháng nay.
Hiện vụ việc bé T. bị xâm hại đã được Công an phường Thắng Nhất tiếp nhận đơn và lấy lời khai 2 bên trước khi chuyển hồ sơ lên Công an TP.Vũng Tàu điều tra, xử lý. “Sự việc gây tổn hại cho con tôi về tinh thần, danh dự và sức khỏe, đề nghị các cơ quan pháp luật sớm đưa ra ánh sáng để bù đắp lại phần nào những tổn thương cho con tôi” - chị Nguyễn Thị Thanh Lan kiến nghị.

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Bán vé số vẫn lừa được hơn 4 tỷ đồng

Đến TP.Đà Lạt lập nghiệp bằng nghề bán vé số dạo và bán thêm cả tờ dò kqxs để kiếm thêm, Bùi Thị Mỹ Dung (SN 1970) dần phất lên từ việc tổ chức chơi hụi, trở thành bà chủ quán cà phê Chiều Tím. Từ đây, Dung cùng chồng là Trần Văn Đẳng (SN 1963) cấu kết lừa đảo chiếm đoạt cả chục tỷ đồng. Do đủ chứng cứ chứng minh Dung - Đẳng lừa đảo của nhiều người số tiền trên 4 tỷ đồng, cơ quan điều tra đã kết thúc hồ sơ vụ án, chuyển viện kiểm sát.

Vợ chồng Dung - Đẳng
Vào các năm 2011 - 2012, người dân khu vực ngã tư Chi Lăng - Mê Linh bỗng chốc hoa mắt với hình ảnh bà chủ quán cà phê bình dân Chiều Tím sắm xe hơi 4 chỗ mới cáu, vàng đeo đầy người, ngày ngày cùng chồng vi vu tiêu tiền như nước. Dù Bùi Thị Mỹ Dung đã “đổi đời”, nhưng hầu hết người dân khu vực này vẫn không quên hình ảnh Dung của mấy năm trước cùng chồng, con trai đến thuê nhà bán xổsố dạo. Từ khi có tiền, Dung cũng tỏ ra là người hào phóng. Nhiều khi chẳng cần nhận tiền thừa khi mua hàng ở chợ Chi Lăng. Khi đến nhà các hụi viên thu tiền, Dung sẵn sàng rút cả trăm ngàn đồng phát cho trẻ nhỏ, người già.

Vợ chồng Dung lúc này được nhiều người biết đến là chủ các dây hụi lớn, quan hệ làm ăn với những kẻ lắm tiền. Quán cà phê của Dung tấp nập, bỗng chốc đêm mùng 4-3-2012, vợ chồng con cái Dung đóng cửa quán bỏ đi biệt tích khỏi TP.Đà Lạt khiến nhiều người xôn xao. Tiếng đồn Dung cùng chồng lừa chơi hụi hụi rồi “ôm” vài chục tỷ đồng của những người tham gia bỏ trốn khiến giới chơi hụi một phen nhốn nháo.

Ngày 6-3-2012, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Lâm Đồng nhận được đơn của khoảng 20 người dân tại TP.Đà Lạt tố cáo vợ chồng Dung - Đẳng (thường trú xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận, tạm trú phường 9, TP.Đà Lạt) tổ chức chơi hụi rồi chiếm đoạt của nhiều người với số tiền khoảng 30 - 40 tỷ đồng. Bị các chủ nợ truy lùng ráo riết, vợ chồng Dung - Đẳng sau đó đến cơ quan Công an trình diện. Quá trình điều tra, ngày 31-5-2013 Công an Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, bắt tạm giam cặp này về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Quán cà phê Chiều tím
Năm 2006, Dung - Đẳng từ tỉnh Ninh Thuận đến TP.Đà Lạt thuê nhà sinh sống. Dung hàng ngày bán vé số dạo. Sau đó họ thuê nhà mở quán cà phê Chiều Tím, tổ chức nhiều dây hụi nhỏ, chơi sòng phẳng để lấy uy tín.
Từ tháng 4-2011 đến tháng 3-2012, với âm mưu chiếm đoạt tiền của nhiều người, Dung - Đẳng tổ chức nhiều dây hụi tháng, nửa tháng, 10 ngày, 1 tuần, 5 ngày xổ một lần với giá hụi từ 500 ngàn đồng đến 200 triệu đồng/dây; thu hút nhiều doanh nghiệp, chủ cửa hàng tham gia. Việc chơi hụi giữa vợ chồng Dung - Đẳng với những người tham gia chỉ được thỏa thuận miệng. Chủ hụi - nhà cái (vợ chồng Dung - Đẳng) được hưởng “hoa hồng” trên mỗi phần khi hụi viên hốt. Nhưng nhà cái không công khai tại mỗi dây hụi có bao nhiều người chơi (tương ứng với bao nhiều phần). Do khi xổ hụi không cần có mặt của tất cả những người tham gia, nhà con nào vắng mặt có thể nhờ nhà cái bỏ giúp (nếu không gọi điện nhờ thì coi như không bỏ hụi) nên các hụi viên không biết ai là người được hốt trong mỗi kỳ, thậm chí không biết hết trong dây hụi mình đang chơi gồm có những ai và chơi bao nhiêu phần.
Vợ chồng Dung - Đẳng lợi dụng việc không minh bạch này để hốt các phần hụi không phải của mình nhằm chiếm đoạt tiền của người chơi. Sau khi xổ hụi, nhà cái đi thu tiền hoặc các hụi viên mang tiền đến đóng cho nhà cái để chồng cho người hốt. Vợ chồng Dung - Đẳng sau đó đột ngột bỏ về Phan Rang, không thông báo cho các hụi viên biết và không tiếp tục xổ các dây hụi đang hiện hành nhằm chiếm đoạt tiền các phần hụi mà nhà cái đã tự ý hốt trước đó.

Sau cùng, cơ quan điều tra xác định, cặp vợ chồng này đã lừa của 20 người với số tiền trên 4 tỷ đồng. Số tiền chiếm đoạt từ lừa đảo mà có, Dung - Đẳng mua 3 lô đất tại TP.Phan Rang, Tháp Chàm - Ninh Thuận, đứng tên con trai là Bùi Mỹ Quốc H. (SN 1989). Làm việc với cơ quan điều tra, H. khai rằng, tiền mua đất là vay mượn của người thân, H. tự đứng ra mua, không liên quan gì đến cha mẹ mình. Tuy nhiên, từ nhiều chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra đã chứng minh lời khai của H. là giả. Đây là tài sản do vợ chồng Dung - Đẳng mua, đứng tên con trai. Để đảm bảo việc thi hành án, cơ quan điều tra Công an Lâm Đồng đã làm công văn gửi Phòng tài nguyên môi trường TP.Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận không làm thủ tục sang nhượng các lô đất trên.

Ngoài ra, Dung - Đẳng còn tổ chức một số dây hụi khác nhưng trong quá trình điều tra, không xác định có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên cơ quan điều tra đã hướng dẫn nguyên đơn khởi kiện ra tòa án dân sự để giải quyết.

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Hạnh phúc đơn sơ của chàng trai tật nguyền

Người dân địa phương luôn cảm phục hình ảnh Huỳnh Văn Tuấn đi bằng tay hằng ngày đội nắng mưa vượt hàng chục cây số từ nhà ra TP Cà Mau bán tờ dò kqxsvé số.

Do di chứng chất độc da cam, sau khi chào đời đôi bàn chân của Tuấn teo dần...
Dù tật nguyền nhưng ý chí và nghị lực sống của Tuấn vẫn mãnh liệt.
Và Tuấn đã có niềm vui với đứa con kháu khỉnh giúp Tuấn vượt lên tật nguyền, vươn lên trong cuộc sống.
Tuấn hiện nay 22 tuổi ở ấp 3, xã Tân Lộc, Thới Bình, Cà Mau.

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

14 năm bán vé số trốn lệnh truy nã

Sau khi cầm kéo đâm chết người, Kỉnh đã trốn xuống Vĩnh Long bán vé số và tờ dò kqxs mưu sinh. Sau 14 năm tưởng công an 'quên', Kỉnh lén về thăm người thân thì bị bắt giữ.
Từng thụ án hai năm về tội “chống người thi hành công vụ”, mãn hạn tù vào cuối năm 1992, Nguyễn Ngọc Kỉnh (ảnh, tên thường gọi là Tám, 51 tuổi, tạm trú hẻm 18,  Nguyễn Duy, phường 3, quận Bình Thạnh) ra vỉa hè Phan Đăng Lưu, phường 14, quận Bình Thạnh che bạt mở điểm bơm hơi, vá ép xe máy.
Giáp Tết năm 2000, người em bạn dì với Kỉnh là Trương Tấn Việt (49 tuổi) bị mất cái ống bơm. Cho rằng Kỉnh lấy nên đôi bên xảy ra cãi cọ. Trong lúc nóng giận, Việt xách mã tấu rượt chém nhưng Kỉnh chạy thoát. Một lát sau, thấy Kỉnh quay lại điểm vá xe, Việt tiếp tục dùng cây tầm vông đánh vào chân Kỉnh. Sẵn cái kéo dùng cắt ruột xe đang cầm trên tay, Kỉnh nhào tới đâm khiến Việt tử vong. Biết tin người em bạn dì với mình đã chết tại bệnh viện, Kỉnh lẳng lặng cuốn đồ trốn khỏi địa phương và bị công an quận Bình Thạnh ra lệnh truy nã.
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã Kỉnh đã phải tra tay vào còng số 8.
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã Kỉnh đã phải tra tay vào còng số 8.
Nhiều năm trôi qua, tung tích gã tội phạm giết người vẫn bặt vô âm tín. Đầu tháng 5/2013, trung tá Nguyễn Hải Hà, trinh sát Đội cảnh sát truy nã tội phạm quận Bình Thạnh, được giao nhiệm vụ về quê của Kỉnh ở ấp Vĩnh Phước, xã Thái Hòa, huyện Tân Uyên, Bình Dương xác minh. Mặc dù công an xã cho biết Kỉnh đã chết vì tai nạn giao thông, còn chị ruột Kỉnh thì nói em mình mất do bệnh ung thư vào năm 2010, nhưng cả hai nguồn tin này đều không có tài liệu gì chứng minh. Trong khi đó, người em kế của Kỉnh là Nguyễn Văn Chín, hành nghề sửa xe máy ở đầu Lăng Ông Bà Chiểu, khẳng định anh mình thật ra còn sống, nhưng không biết ở đâu.
Xác định điểm sửa xe của Chín là nơi Nguyễn Ngọc Kỉnh có thể ghé qua, đồng chí Hà Minh Nam, Đội phó Đội Cảnh sát truy nã tội phạm quận Bình Thạnh, chỉ đạo trinh sát và cơ sở bí mật giám sát thường xuyên... Rạng sáng 12/8/2014, một người đàn ông dáng cao ráo, mặc áo khoác ngoài màu đen, quần rằn ri, đội mũ lưỡi trai sụp xuống gần hết trán, ghé tiệm sửa xe ở đầu Lăng Ông Bà Chiểu. Từng bắt hụt gã một lần trước đây nên đồng chí Nam biết chắc đây chính là tên tội phạm đã mất nhiều công sức truy tìm. Khi Kỉnh vừa dắt xe ra thì các trinh sát đồng loạt ập vào bắt giữ.
Tại cơ quan điều tra, Kỉnh khai sau khi gây án đã “lặn” một hơi dài xuống tận Vĩnh Long. Để kiếm cơm qua ngày, gã lang thang bán xổ số dạo, sống chung như vợ chồng với một cô gái cũng bán vé số. Mấy năm gần đây nghĩ tình hình đã êm, Kỉnh đưa vợ lên thành phố thuê phòng trọ ở Thủ Đức. Hai vợ chồng vẫn mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo. Lâu lâu gã mới lén mò về thăm người thân, nhưng không bao giờ tiết lộ chỗ ở của mình. “Đôi lúc nghĩ lại chuyện xưa, tôi cũng muốn ra đầu thú cho rồi, chứ sống trong phập phồng lo sợ hoài cũng khổ sở lắm. Nhưng rồi sợ bị tội tử hình nên không dám ra. Nào ngờ cuối cùng cũng bị các ông bắt được” - Kỉnh thổ lộ.

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Tâm sự xót xa của 9X làm mẹ đơn thân 2 con

Đối với cô, có được một người chồng biết chia sẻ, yêu thương chăm sóc vợ con là niềm hạnh phúc và may mắn lớn mà không phải người phụ nữ nào cũng tìm được.
Ngày 18/8, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn suy ngẫm dài giàu cảm xúc, của tài khoản có nickname Facebook M.L, khi nhìn thấy những ông bố ngồi kiên nhẫn đợi con trước khu trò chơi vào dịp cuối tuần, khiến người đọc chạnh lòng.
Liên hệ với chủ nhân bài đăng, cô cho biết mình thật là Thảo, sinh năm 1991, sống tại Gia Lâm - Hà Nội. Bản thân Thảo cũng là một người mẹ, nhưng lại là một người mẹ đơn thân ở tuổi 24.
Tâm sự xót xa của 9X làm mẹ đơn thân 2 con 1
Thảo kết hôn năm 19 tuổi, hiện là mẹ của hai nhóc tì kháu khỉnh.
Hạnh phúc giản đơn nhưng khó kiếm
Đó là được chồng sẻ chia và thấu hiểu trong cuộc sống. Mở đầu đoạn chia sẻ, Thảo thể hiện sự ngưỡng mộ của mình khi những ông bố có thể ngồi hàng giờ tại các khu trung tâm vui chơi vào cuối tuần, chỉ để khiến con mình được vui.
"Mình thấy ngưỡng mộ những người đàn ông này. Vụng về hậu đậu nhưng mỗi người trong số họ đều thể hiện tình thương khác nhau với con cái. Đó là một tình yêu vô bờ bến dành cho những đứa con bé bỏng của họ. Dù mệt mỏi, chán chường trước những trò chơi con nít không chút hấp dẫn... nhưng họ vẫn ngồi đó, kiên nhẫn chờ đợi tình yêu của mình".
Điều này cô gái trẻ cảm thấy xót xa, thầm ghen tị với hạnh phúc của những người phụ nữ xung quanh, khi họ có một người chồng biết san sẻ hạnh phúc lẫn trách nhiệm gia đình.
"Bất giác, mình cảm thấy ghen tị với những người vợ ở nhà của họ. Dù không biết họ có xinh đẹp, cao sang hay thế nào, nhưng điều may mắn nhất của họ là được sống với những người chồng kiên nhẫn thế này. Những người đàn ông biết san sẻ gánh nặng với vợ không chỉ cơm áo gạo tiền mà còn là chịu khó khi dành thời gian chăm sóc con, tạm quên đi việc ngồi cà phê tán dóc với bạn, hay những lúc tụ tập bia bọt thuốc nước hay ngồi chơi lướt webs chơi game chát chít thậm chí là chơi xổ số tối tối dò kqxs... để con được an tâm chơi đùa".
Tâm sự xót xa của 9X làm mẹ đơn thân 2 con 2
  Cảnh những ông bố dù mệt mỏi nhưng vẫn kiên nhẫn ngồi đợi con chơi ở khu trò chơi khiến Thảo xúc động. Cô quyết định ghi lại hình ảnh này, kèm theo những suy ngẫm về tình yêu - cuộc sống.
Tuy nhiên, Thảo khẳng định mình không bao giờ hối hận vì đã kết hôn ở tuổi 19, cũng không bao giờ hối hận vì sự chọn lựa là một bà mẹ đơn thân khi đang có trong tay tất cả nhưng lại quyết định ra đi, làm lại cuộc đời mới với hai bạn tay trắng.
"Điều mình bận tâm nhất lúc này là làm sao để nuôi dưỡng một tờ giấy trắng ngần được đầy đủ, được yêu thương mà không thấy tự ti với xã hội rằng mình chỉ là một đứa trẻ con thiếu sự chăm sóc, dạy dỗ của người cha. Làm sao để tình yêu bé bỏng của mình luôn được tròn đầy nụ cười trên môi, đó là điều mình băn khoăn nhất lúc này" - Thảo tâm sự.
Kết lại đoạn chia sẻ, người mẹ 9X đặt ra câu hỏi khiến bạn trẻ suy ngẫm: "Cuộc đời này thật sự không biết thế nào, phụ nữ đến lúc lấy chồng mới biết ai sướng ai khổ... Xinh đẹp khôn ngoan không bằng may mắn. Phải không?".
Làm mẹ đơn thân khổ lắm ai ơi!
Đó là cái khổ về cả vật chất lẫn tinh thần. Kết hôn năm 2010, sau bốn năm chung sống, vì những bất hoà trong cuộc sống, Thảo và chồng ly hôn. Cậu con trai đầu 4 tuổi về sống với bố, Thảo nhận nuôi cậu con trai út vừa tròn 15 tháng tuổi. Nghề nghiệp chính để nuôi con hiện tại của cô là làm nail.
Tâm sự xót xa của 9X làm mẹ đơn thân 2 con 3
Thảo mở tiệm nail kiếm tiền nuôi con
Thảo giải thích về chi tiết làm lại cuộc đời mới với hai bàn tay trắng: "Sau khi ly hôn, mình để lại tiệm nail cho chồng và ôm con ra đi. Với mình, lúc đó mọi thứ như đã trở về con số 0 đúng nghĩa, không nhà, không chồng, không chỗ làm và có lẽ là không có tiền nữa... Mới đây mình đã có ít vốn để gây dựng lại tiệm nail, vì mình làm nghề lâu và khá thạo việc nên khách đến cũng thường xuyên. Có được đồng ra, đồng vô nuôi con mình cảm thấy cuộc sống dễ thở hơn trước".
Người mẹ 9X cho biết việc mình quyết định viết nên tâm sự này cũng khá ngẫu nhiên, cô chỉ muốn giãi bày tâm sự, từ khi làm mẹ đơn thân Thảo thấy mình hay suy tư và nhạy cảm hơn hẳn.
"Mình giao con cho bà ngoại chăm sóc. Ngày nào cũng vậy, khi mình đi làm thì cháu chưa dậy, khi mình về đến nhà thì cháu đã ngủ mất rồi. Vậy nên tranh thủ cuối tuần mình dành nhiều thời gian đưa cháu đi chơi đây đó, thấy cảnh này vừa buồn lại vừa tủi, chẳng ai mua gia đình chia năm xẻ bảy, con không cha như nhà không nóc!" - Thảo chia sẻ.
Hôn nhân sớm đỗ vỡ nhưng Thảo không hối hận vì những quyết định đã qua trong quá khứ. Khoảng thời gian khi vừa ly hôn, phải sống xa con trai đầu, Thảo đã rất đau khổ, cứ nghĩ đến là nước mắt tuôn rơi nhưng dần rồi cũng quen, mỗi tuần cậu nhóc sang thăm, ngủ lại cùng mẹ và em 2 đến 3 lần. Gia đình chồng cũng gần nên Thảo thường xuyên sang thăm con mỗi lúc thấy nhớ.
Tâm sự xót xa của 9X làm mẹ đơn thân 2 con 4
Ba mẹ con rất vui mỗi khi được ở cạnh nhau.
Hiện tại, động lực lớn nhất để Thảo phấn đấu trong công việc và cuộc sống chính là tương lai của hai thiên thần nhỏ.

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Bán vé số đổi bút sách

Có một ngày, nơi hành lang bệnh viện tôi thấy Nguyễn Thị Như Quỳnh (lớp 11A2 Trường THPT Gia Hội, TP Huế) liêu xiêu mời khách mua tờ vé số đầu năm... để đổi lấy bút mực, sách vở theo đuổi giấc mơ học hành. Quỳnh đến trường sau giờ đi bán vé số 
Ít lâu sau, tôi tìm về nơi Quỳnh sống ở P.Phú Hiệp (TP Huế). Phải nói đúng như lời mẹ Quỳnh là cả nhà em đang “ăn nhờ ở đậu”. Mẹ Quỳnh sinh được sáu người con. Nhà nghèo đến mức cái giường cũng không có nhưng cả sáu đứa đều ngoan hiền, học giỏi. Những tấm vé số và tờ dò kqxs đã theo bước chân nhọc nhằn bao năm nuôi chị em Quỳnh học hành, khôn lớn.
Bước chân khó nhọc
Hạnh phúc khi kiếm tiền để học
Cô Nguyễn Trúc Anh, giáo viên Trường THPT Gia Hội - chủ nhiệm lớp Quỳnh, cho biết hầu hết thầy cô trong trường ai cũng biết Quỳnh vì thường xuyên gặp em bán vé số dọc đường. Khác với các học sinh khác tự ti về hoàn cảnh của mình, thấy thầy cô bạn bè thì tránh mặt, Quỳnh vẫn vui vẻ mời thầy cô mua vé số như bao khách hàng khác. Thầy cô nào hỏi về hoàn cảnh, em bảo vẫn thấy hạnh phúc khi chính mình đi làm để kiếm tiền đi học. Thấy thương nên ai gặp cũng mua ủng hộ cho em. Ở lớp Quỳnh không đi học thêm môn học nào cả nhưng vẫn đạt học sinh tiên tiến. Còn cô Lê Nguyễn Thanh Phương, giáo viên chủ nhiệm của Thảo, nói nhiều lần mẹ Thảo lên gặp cô xin khất học phí nước mắt lưng tròng nhìn thấy mà thương.
Cái nghèo đến mức tưởng chừng đã quật ngã chị em Quỳnh giữa đường đời khó nhọc. Nhưng không, những tấm xổ số như buổi chiều 30 tết đã chở theo khát vọng đến trường của chị em Quỳnh. Chị Dung, mẹ Quỳnh, kể ngày chị và anh Lực lấy nhau, hai người chỉ có... bốn bàn tay trắng. Không biết “kế hoạch”, sáu con lần lượt ra đời trong cảnh khốn khó. Ngày đó, anh Lực còn khỏe, làm nghề bốc vác, chị không nghề ngỗng, chả có đồng vốn lận lưng đành xuống đường bán vé số. Con càng lớn, cuộc sống càng túng thiếu hơn. Tiền trọ không đủ. Vậy là cứ vài tháng anh chị lại dắt díu con đi tá túc hết chỗ này đến chỗ khác. Vì bốc vác quá sức, anh Lực bị đứt dây chằng, không làm được việc nặng.
Nhưng giữa căn nhà trọ tối tăm ấy, trong đầu mấy đứa trẻ vẫn ánh lên khát vọng học hành. Anh Lực chị Dung cũng vậy, trong giấc mơ của họ luôn thôi thúc ước vọng cho con được đến trường. Rồi ngày đầu tiên các con bước đến lớp, cũng là lúc miếng cơm manh áo rượt đuổi anh chị. Không còn cách nào khác, cứ đứa nào đến tuổi biết đếm tiền là anh chị cho xuống đường bán vé số. Biết cái nghèo đang quấn vào lưng cha mẹ, mấy đứa trẻ ngoan hiền bước vào cuộc mưu sinh.
Quỳnh giờ đẹp như đóa hoa, đã là cô nữ sinh lớp 11A2 Trường THPT Gia Hội (TP Huế). Quỳnh kể em bắt đầu theo mẹ và anh trai đi bán vé số từ năm lớp 7. Quỳnh tâm sự mới đầu khi đi bán em thấy mặc cảm, xấu hổ. Lên lớp bị bạn bè trêu chọc, tủi thân nhưng sợ mẹ buồn, Quỳnh chỉ biết đứng khóc một mình. Nhưng ngày qua ngày, cầm đồng tiền kiếm được từ giọt mồ hôi đổ xuống và được tiếp tục đến trường, lòng Quỳnh nhẹ nhõm hơn. Bạn bè cũng hiểu ra mà thương Quỳnh. “Hồi đó, con cứ nghĩ nhà mình nghèo cứ lo cho miếng ăn của mình đã. Mình có đi ăn cắp, ăn trộm mô mà sợ chú hè” - Quỳnh nhớ lại.
Nghèo túng nhưng chị Dung luôn động viên các con cố gắng học, sống tình nghĩa. Chị Dung chia sẻ: “Vì chồng bị bệnh không kiếm đủ tiền nuôi con nên đành cho con xuống phố bán vé số. Đôi lúc thấy thương con đứt ruột. Bọn trẻ bằng vai phải lứa với chúng chỉ biết lo ăn, lo học, còn con mình 4g-5g sáng đã phải lụi cụi thức dậy đi bán. Chị chỉ biết động viên con nhìn đời cha mẹ vất vả mà cố gắng học hành, với cầu mong sau này đổi thay. Dù có đói khổ, thiếu miếng ăn nhưng bằng mọi giá phải cho con học”.
Đường đời chông chênh
Ngoại trừ ba em nhỏ chưa biết đếm tiền, còn lại anh trai và em gái Quỳnh cũng theo mẹ đi bán vé số để được một buổi đến trường. Tám miệng ăn chỉ trông chờ vào ba đồng tiền ít ỏi kiếm được từ bán vé số của bốn mẹ con.
Hình ảnh cô bé Quỳnh tuổi 17, đôi dép cũ kỹ mòn đến gót chân bước gấp, trên tay em cầm tập vé số khiến không ít người thương cảm. Nhưng ít ai biết tấm thân mảnh dẻ ấy cầm xấp vé số xuống đường mỗi ngày là để đổi bút sách. Chị Dung tâm sự: “Năm nay, Tiến - con trai đầu học lớp 12 - nên chị không cho đi bán vé số nữa mà tập trung ôn thi đại học. Trong lúc bạn bè chọn ngành này ngành khác để thi thì Tiến chỉ có một lựa chọn: ngành nào không đóng học phí”.
Chị Dung nói Tiến sẽ thi vào trường công an để khỏi phải đóng học phí. Tiến nghỉ bán, gánh nặng càng đặt lên vai Quỳnh và em gái của mình là Nguyễn Thị Như Thảo đang học lớp 8. Quỳnh với Thảo học khác buổi, cứ thay nhau chị sáng, em chiều cùng mẹ “cày cuốc” lấy tiền cho anh mua thêm sách học ôn thi. Mỗi buổi sáng mẹ chở Quỳnh bằng xe đạp 7km lên bỏ lại ở đại lý. Nhận vé xong, mẹ con chia nhau rảo quanh phố phường. Có ngày xe hư không đủ tiền sửa, hai mẹ con phải lủi thủi cuốc bộ từ sớm.
Như quy ước, cứ đến 10g hai mẹ con lại chở nhau về để Quỳnh sửa soạn bài vở đi học. Buổi chiều mẹ và em Thảo tiếp tục đi bán, rồi đợi khi Quỳnh tan trường ba mẹ con tranh thủ bán thêm buổi tối ở các quán nhậu. Lầm lũi cả ngày nhưng mấy mẹ con cũng chỉ kiếm độ 150.000 đồng. Số tiền ít ỏi chỉ đủ lo cơm mắm, còn tiền học phí của con xoay xở vô vàn khó khăn. “Có đêm Quỳnh ôm chặt vai mẹ khóc năn nỉ cho được nghỉ học để phụ mẹ nuôi em. Nghe từng lời con tui như đứt ruột nhưng không dám khóc trước mặt nó. Rồi mấy mẹ con động viên nhau cố gắng cho qua ngày đoạn tháng” - chị Dung nói.
Quỳnh khoe: “Tất cả áo, dép con mang trên người là của chị Trân đó”. Chị Trân là ai? Quỳnh nói là người chị tốt bụng học ở Trường chuyên Quốc Học mà Quỳnh gặp trên đường đi bán vé số. Tất cả áo quần chị Trân cho Quỳnh rất ưng ý vì mặc vừa vặn không phải tốn tiền sửa lại. “Từ ngày còn bé đến giờ, mấy anh em chưa lúc nào biết đến tấm áo mới, toàn được cho mặc lại” - Quỳnh ngậm ngùi.
Lê Trần Ngọc Trân, người hay cho Quỳnh quần áo, tâm sự: “Quỳnh tỏ ra là một người sống lạc quan với chính cuộc sống của mình. Dù thiệt thòi hơn bao bạn khác nhưng chưa bao giờ em thấy Quỳnh tự ti”. Thậm chí Quỳnh còn xem đó là phúc phận để bước tiếp.

“Triệu phú” hụt

Làm gì mà lúc nào ông cũng ôm khư khư cái túi trước ngực thế?

- Để cất mấy tờ vé số mới mua ấy mà. Đi làm về là thượng ngay lên đầu tủ. Không ai được đụng vào. Dò kqxs xong, không trúng mới cho vào thùng rác.
- Vé chưa dò có giá trị gì đâu. Nếu cướp thì nó làm cả xấp chứ thèm chi vài tờ mà ông làm thế?
- Lỡ trúng mà rách thì công ty xổ số không trả thưởng. Trước tôi mua vé cũng nhét đại vào túi, nay thì hết dám rồi. Mình muốn đổi đời mới mua vé số, trời thương cho trúng mà không nhận được tiền vì lỡ làm rách tờ vé, có mà tức mất ngủ.
- Mấy ông xổ số sao giống mấy tay bảo hiểm quá. Mua thì dễ, đòi bồi thường, chi trả quá khó. Họ có tùm lum quy định, chỉ cần mình sơ sẩy là từ chối ngay.
- Vì thế tôi mới phải nghĩ cách bảo quản tờ vé. Hơi vất vả đấy.
- Đâu phải nơi nào cũng thế. Cũng có ông sòng phẳng, xét qua, kiểm lại mấy tờ vé “đặc biệt” để trả thưởng cho khách hàng. Có quy định cho phép thế mà.
- Biết rồi. Nhưng gì mà nhận thưởng cũng may rủi như khi mua vé số. Biết có gặp được nơi chia sẻ với khách hàng như thế.
- Ông đừng quá lo. Vé số cũng cạnh tranh dữ lắm. Họ không đi đến cùng trong việc giải quyết trả thưởng thì người ta sẽ chùn tay, mua vé chỗ khác. Tỉnh nào chẳng bán xổ số, ế đầy ra.
- Đúng rồi, sòng phẳng thì mua, chứ nghèo mà làm triệu phú hụt thì sao dám nhìn mặt vợ con chớ!

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Công ty Xổ số kiến thiết An Giang từ chối là phù hợp

Ngày 26-5, ông Nguyễn Văn Thừa (huyện Hồng Dân, Bạc Liêu) - người bị Công ty Xổ số kiến thiết An Giang từ chối trả thưởng 100 triệu đồng vì tờ vé số bị rách kqxs - đã nhận được văn bản trả lời của Bộ Tài chính về đơn xin cứu xét của ông.

Bộ Tài chính cho biết theo báo cáo của Công ty Xổ số kiến thiết An Giang và hình ảnh tờ vé số trúng thưởng bị rách mà ông Thừa gửi kèm, vé bị rách tại vị trí được quy định để cắt góc theo quy định tại quy chế phát hành của Công ty Xổ số kiến thiết An Giang (vị trí góc trên bên phải của tờ vé số), phần vé số rách không được ông Thừa giữ lại. Bộ Tài chính cho rằng Công ty Xổ số kiến thiết An Giang từ chối trả thưởng với ông Thừa là phù hợp với quy định tại thông tư 65/2007 của Bộ Tài chính và quy chế phát hành vé của Công ty Xổ số kiến thiết An Giang.

Ông Thừa mua tờ vé số của Công ty Xổ số kiến thiết An Giang mở ngày 27-9-2012 với dãy số 174301 và trúng giải phụ 100 triệu đồng nhưng vé số bị rách góc trên bên phải nên Công ty Xổ số kiến thiết An Giang từ chối trả thưởng. Trao đổi với Tuổi Trẻ trước đó, phía Công ty Xổ số kiến thiết An Giang thừa nhận đây là tờ vé số thật nhưng bị rách ở “vùng cấm” nên không thể trả thưởng.

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Chưa trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt vì rách nơi “nhạy cảm”

Ngày 23-10, ông Huỳnh Thuế Phương (quê tỉnh Trà Vinh) cho biết, ông xem kqxs và trúng ba tờ vé số giải đặc biệt nhưng chỉ nhận thưởng được một tờ.

Theo trình bày của ông Phương vào sáng ngày 16-9, ông mua ba tờ vé số ký hiệu T09K3 của Công ty xổ số kiến thiết tỉnh Cà Mau với dãy số in trên vé 894545. Theo kết quả xổ số thì cả ba tờ vé số của ông đã trúng giải đặc biệt 1,5 tỉ đồng. 

Đến ngày 18-9, khi đến Công ty xổ số kiến thiết tỉnh Cà Mau nhận thưởng nhưng chỉ nhận được một tờ, hai tờ còn lại chỉ bị rách một góc nhỏ bên phải đường kính khoảng 0,5cm nhưng không được nhận thưởng.
“Hai tờ vé số này công ty lập biên bản giữ lại và hẹn sẽ trả lời trước ngày 16-11-2013. Hiện tại gia đình tôi vẫn chưa nhận được trả lời của công ty có cho lãnh thưởng không, và thời gian chờ giải quyết nếu hết thời hạn thì được nhận thưởng không?”, ông Phương thắc mắc. 

“Ngoài hai tờ vé số của anh Phương phản ánh còn có thêm hai tờ vé số khác nữa công ty chưa trả thưởng. Thông thường công ty hủy tờ vé số các đại lý trả về bằng cách cắt một góc hình tam giác (phía dưới) bên phải tờ vé số, sau đó tiến hành niêm phong lại. Nhưng tờ vé số trúng thưởng của anh Phương lại bị rách chỗ “nhạy cảm”: cũng bị rách bên phải nhưng nằm ở phía trên tờ vé số (dấu rách nhỏ hơn dấu cắt hủy vé số). Do tính nhạy cảm như vậy nên chúng tôi nhờ Công an tỉnh Cà Mau xác minh nguyên nhân vì sao vé số bị rách như vậy. Khi xác minh xong nếu tờ vé số trúng không có vấn đề gì thì chúng tôi sẽ tiến hành trả thưởng cho ông Phương”, ông Tứ Phương nói. 

Còn về lo lắng người trúng thưởng trong thời gian chờ giải quyết nếu hết thời hạn thì có nhận thưởng được không? Ông Phương cho biết thời điểm sẽ được tính khi Công ty xổ số kiến thiết tỉnh Cà Mau có văn bản trả lời cho người trúng thưởng.

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Đại diện Xổ số kiến thiết lừa trúng số hàng tỷ đồng

Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa tạm giữ hình sự ông Lê Quý Nam - phó trưởng Văn phòng đại diện Công ty Xổ số kiến thiết Khánh Hòa tại Huế về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 6 tỉ đồng.
Đầu tháng 8, một số người có 20 vé số có kqxs trúng giải đặc biệt đến văn phòng đại diện Xổ số kiến thiết Khánh Hòa tại Huế (số 7 Nguyễn Huệ) để lĩnh thưởng. Ông Nam liền gọi điện thoại cho ông Nguyễn Văn Thời (trú 277 Trần Hưng Đạo, TP Huế) để mua lại 20 vé số trên và thỏa thuận cho ông Thời được thu lãi mỗi vé 2 triệu đồng.
Sau khi đưa tiền cho ông Nam mua vé, ông Thời làm giấy đăng ký lĩnh thưởng và được Văn phòng Xổ số kiến thiết Khánh Hòa tại Huế hẹn ngày 23-8 sẽ trả số tiền tổng cộng 2,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, từ đó đến nay ông Thời không liên lạc được với ông Nam; còn đến văn phòng Xổ số kiến thiết Khánh Hòa tại Huế để nhận thưởng thì nhân viên từ chối.
Cũng với chiêu thức này, ông Phan Văn Quốc (trú 159 Chi Lăng, TP Huế) đã đưa cho ông Nam hơn 3,2 tỉ đồng để mua lại 29 vé số trúng giải đặc biệt, hẹn ngày 24-8 đến văn phòng lĩnh thưởng.
Tuy nhiên, Văn phòng Xổ số kiến thiết Khánh Hòa tại Huế không trả thưởng cho ông Quốc vì công ty chưa nhận được 29 vé số trúng giải. Theo ông Nguyễn Chiến, Phó Giám đốc Công ty Xổ số kiến thiết Khánh Hòa, ông Nam đã bỏ việc một tuần nay. Công ty không liên lạc được.

Suýt vào sọt rác tấm vé số 22 triệu USD

Một người đàn ông New Zealand vừa vứt một tấm vé số đoạt giải độc đắc trị giá 22,5 triệu USD, bởi anh đọc kqxs sai. May mắn là khi lục lại, tấm vé vẫn còn nguyên vẹn.
Ảnh: 3news
Người đàn ông New Zealand vứt tấm vé số độc đắc trị giá 22,5 triệu USD vì đọc nhầm kết quả.
Người đàn ông giấu tên, khoảng 20 tuổi, người New Zealand cho biết anh đã dùng số tiền dành cho việc cắt tóc để mua tấm xổ số, do hiệu cắt tóc đóng cửa.
"Lúc đầu tôi kiểm tra kết quả bằng điện thoại, nhưng chắc chắn tôi đã nhận được kết quả dự thưởng sai nên mới nghĩ chiếc vé này vô dụng. Tôi vứt nó vào một góc và nghĩ 'Thế là xong' rồi đi làm", Fairfax News dẫn lời anh này hôm nay cho biết.
"Mãi đến khi nghe thấy mọi người trên phố bàn tán xôn xao về giải độc đắc chưa có chủ, tôi mới về nhà tìm lại và kiểm tra lại vé số", chàng trai nói.
Giải thưởng độc đắc bao gồm hơn 21 triệu USD tiền mặt, một siêu xe Lamborghini Gallardo, một ôtô Audi Q7, một xuồng cao tốc, một thẻ tín dụng chứa 42.000 USD, chuyến du lịch trị giá 42.000 USD, và một ngôi nhà để nghỉ dưỡng giá 563.000 USD.

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Bà bán vé số lừa lấy vé trúng giải đặc biệt của khách

Biết kqxs ngày hôm qua bà Kiều đã bán vé số cho 1 người mà có 1 tờ trúng giải đặc biệt (1,5 tỷ đồng) và 1 tờ trúng giải an ủi (100 triệu đồng), bà Kiều lần tìm ra khách đã mua 2 tờ vé số trên rồi giả vờ dò số giùm, nói với khách là không trúng rồi chiếm đoạt.
Ngày 19/7, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Lê Thị Kiều (57 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, Tây Ninh) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Bà Lê Thị Kiều tại cơ quan điều tra
Bà Lê Thị Kiều tại cơ quan điều tra
Thường ngày bà Kiều đi bán vé số quanh các khu vực xã Long Vĩnh, Long Chữ, Long Thuận (huyện Bến Cầu, Tây Ninh). Sáng ngày 16/7, biết vé số hôm qua mình bán có vé trúng giải đặc biệt, bà Kiều chạy xe đạp đến xã Long Chữ để tìm những người mà hôm trước mình đã bán vé số, xem ai mua được vé số trúng giải đặc biệt và an ủi.
Kiều đến quán cà phê của ông Dẫu hỏi ông hôm qua mua xổ số của Kiều số mấy. Khi nghe ông Dẫu trả lời, Kiều biết là tờ vé số đó trúng thưởng nên lấy vé dò giùm. Sau khi dò kết quả sổ xố thấy tờ vé số của ông Dẫu trúng an ủi 100 triệu đồng nhưng thấy ông Dẫu không để ý nên Kiều nói dối là tờ vé số không trúng. Tin lời Kiều, ông Dẫu không kiểm tra lại nên Kiều lấy tờ vé số bỏ vào túi rồi lên xe đạp chạy đi.
Sau đó, bà Kiều chạy tiếp đến nhà bà Huỳnh. Tại đây, do mắt bà Huỳnh bị mờ nên bà Huỳnh nhờ Kiều dò giùm 2 tờ vé số đã mua của Kiều hôm trước. Sau khi dò số xong, Kiều thấy 1 tờ số của bà Huỳnh trúng giải đặc biệt trị giá 1,5 tỷ đồng nhưng Kiều nói với bà Huỳnh là 2 tờ vé số không trúng và đưa lại cho bà Huỳnh. Nghe nói vé số không trúng nên bà Huỳnh vứt vào bãi rác rồi đi vào trong nhà. Thấy vậy, Kiều liền nhặt lại tờ vé số trúng rồi chạy về nhà.
Khi về đến nhà, bà Kiều điện thoại cho các con thông báo là bà vừa mới lượm được 2 tờ vé số trúng giải đặc biệt và an ủi, kêu 2 đứa đến lấy vé số đi đổi giải thưởng. Đến trưa, các con bà đổi được 1 tỷ 425 triệu đồng (sau khi trừ thuế). Lãnh được tiền, các con của bà đến ngân hàng lập 2 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 400 triệu đồng. Còn lại 625 triệu đồng, con bà Kiều đem về nhà cất giữ.
Tuy nhiên, đến chiều 16/7, ông Dẫu và bà Huỳnh nghe số trúng giải đặc biệt mới biết tờ vé số của mình trúng thưởng. Bất bình, ông Dẫu và bà Huỳnh đã trình báo hành vi lừa đảo của bà Kiều. Nhận được tin báo, Công an huyện Bến Cầu đã mời bà Kiều đến làm việc và bà đã thú nhận toàn bộ sự việc.
Sau khi sự việc bị phát hiện, các con bà Kiều tự nguyện giao nộp toàn bộ số tiền trên cho Công an huyện. Hiện Công an huyện Bến Cầu đã ra quyết định bắt tạm giam bà Lê Thị Kiều để tiếp tục điều tra.

Cuộc sống xa hoa của người trúng số hàng chục tỷ đồng

Theo kqxs chàng trai 27 tuổi quá may mắn khi trúng giải độc đắc trị giá tới 1 triệu bảng. Lập tức, anh bỏ việc và dành trọn thời gian để rong chơi khắp thế giới.
Matt Myles, 27 tuổi, làm việc ca đêm vô cùng nặng nhọc với tổng thời gian lên tới 12 tiếng mỗi ngày, đã lập tức nghỉ việc và đặt vé tới Indonesia ngay cả khi khoản tiền 1 triệu bảng (hơn 36 tỷ đồng) còn chưa về tới tài khoản của anh.
Matt Myles, 27 tuổi, làm việc ca đêm vô cùng nặng nhọc với tổng thời gian lên tới 12 tiếng mỗi ngày, đã lập tức nghỉ việc và đặt vé tới Indonesia ngay cả khi khoản tiền 1 triệu bảng (hơn 36 tỷ đồng) còn chưa về tới tài khoản của anh.
Tấm vé số Euromillions đem lại may mắn cho Myles và biến anh trở thành chàng triệu phú hạnh phúc nhất thế giới. Trong ảnh, Myles đang thong dong du ngoạn trên sông Thames với khoản tiền kếch sù mà anh bất ngờ có được.
Tấm xổ số Euromillions đem lại may mắn cho Myles và biến anh trở thành chàng triệu phú hạnh phúc nhất thế giới. Trong ảnh: Myles đang thong dong du ngoạn trên sông Thames với khoản tiền kếch sù mà anh bất ngờ có được.
Myles chụp ảnh tại một vườn thú ở Thái Lan cùng 2 người bạn thân. Sau khi khởi hành cùng em trai Pete vào tháng Tư vừa qua, cho tới thời điểm này, anh đã chu du qua nhiều nước như Australia, Mỹ và Nam Phi.
Myles chụp ảnh tại một vườn thú ở Thái Lan cùng 2 người bạn thân. Sau khi khởi hành cùng em trai Pete vào tháng Tư vừa qua, cho tới thời điểm này, anh đã chu du qua nhiều nước như Australia, Mỹ và Nam Phi.
Myles cũng không quên ghé qua Brazil, nơi đang diễn ra World Cup để cổ vũ cho đội nhà. Anh dự định sẽ đi bộ trên Vạn Lý Trường Thành, chèo thuyền trên sông Amazon, ngắm Kim Tự Tháp ở Ai Cập và tiệc tùng tới bến với bạn bè ở Ibiza.
Myles cũng không quên ghé qua Brazil, nơi đang diễn ra World Cup để cổ vũ cho đội nhà. Anh dự định sẽ đi bộ trên Vạn Lý Trường Thành, chèo thuyền trên sông Amazon, ngắm kim tự tháp ở Ai Cập và tiệc tùng tới bến với bạn bè ở Ibiza.
Sự giàu có giúp chàng cựu công nhân tận hưởng cuộc sống một cách xa xỉ nhất: diện đồ hiệu, sắm xe sang, ăn toàn đồ đắt tiền. Trong ảnh, Myles chụp với chai rượu cổ Dom Perignon năm 2003.
Sự giàu có giúp chàng cựu công nhân tận hưởng cuộc sống một cách xa xỉ nhất như diện đồ hiệu, sắm xe sang, ăn toàn đồ đắt tiền. Trong ảnh, Myles chụp với chai rượu cổ Dom Perignon năm 2003.
Hình ảnh khi Matt Myles nhận giải độc đắc 1 triệu bảng của Euromillions. Anh chia sẻ trên Sunday People: Từ việc du lịch thế giới tới gặp gỡ những ngôi sao hàng đầu, tôi đã được trải nghiệm những thứ chưa từng có, ngay cả trong những giấc mơ điên rồ nhất của tôi.
Hình ảnh khi Matt Myles nhận giải độc đắc 1 triệu bảng của Euromillions. Anh chia sẻ trên Sunday People: “Từ việc du lịch thế giới tới gặp gỡ những ngôi sao hàng đầu, tôi đã được trải nghiệm những thứ chưa từng có, ngay cả trong những giấc mơ điên rồ nhất của tôi”.
Người ta nói tiền không mua được hạnh phúc nhưng Myles thú nhận, chưa bao giờ anh cảm thấy hạnh phúc hơn thế. Trong hình là một bể bơi với tầm nhìn tuyệt vời hướng ra biển ở Bali.
Người ta nói tiền không mua được hạnh phúc nhưng Myles thú nhận, chưa bao giờ anh cảm thấy hạnh phúc hơn thế. Trong hình là một bể bơi với tầm nhìn tuyệt vời hướng ra biển ở Bali.
Bỏ lại sau lưng cuộc sống khó khăn trước đây và đang tận hưởng những tháng ngày tươi đẹp nhưng Matt Myles cho biết, anh chỉ định đi du lịch thế giới với khoản tiền 100.000 bảng (hơn 3,6 tỷ đồng). Hình ảnh bể bơi cạnh bãi biển tuyệt đẹp ở Thái Lan.
Bỏ lại sau lưng cuộc sống khó khăn trước đây và đang tận hưởng những tháng ngày tươi đẹp nhưng Matt Myles cho biết, anh chỉ định đi du lịch thế giới với khoản tiền 100.000 bảng (hơn 3,6 tỷ đồng). Hình ảnh bể bơi cạnh bãi biển tuyệt đẹp ở Thái Lan.
Số tiền còn lại anh sẽ đầu tư mở công ty bất động sản với bạn bè. Myles còn dự định thi tuyển làm phi công. Anh cũng sẽ đăng ký làm tình nguyện viên cho tổ chức Unicef ở châu Phi trong vòng 3 tháng.
Số tiền còn lại anh sẽ đầu tư mở công ty bất động sản với bạn bè. Myles còn dự định thi tuyển làm phi công. Anh cũng sẽ đăng ký làm tình nguyện viên cho tổ chức Unicef ở châu Phi trong vòng 3 tháng.

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Chóng mặt với chi phí xổ số ế

Hoạt động của các công ty xổ số kiến thiết hiện nay đang gây ra sự lãng phí khổng lồ.
Vé số bán ế vẫn lãi cao: Lãng phí khổng lồ
Người dân theo dõi kết quả mở thưởng qua màn hình ti vi tại Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Quảng Bình - Ảnh: T.Q.NAM
Tiêu hủy hàng ngàn tỉ mỗi năm
Ông Đỗ Trường Sơn, Kế toán trưởng Công ty XSKT Quảng Nam, cho biết với 48 lần phát hành, mỗi đợt phát hành 2 triệu vé, tổng số vé được phát hành trong năm của Công ty XSKT Quảng Nam là 96 triệu vé. Năm 2012, tỷ lệ vé số tiêu thụ của công ty này chỉ đạt 26%, tức số vé buộc phải hủy bỏ là hơn 71 triệu vé. Chỉ tính riêng tiền hủy vé, đã lãng phí hơn 2,2 tỉ đồng. Nhưng muốn hủy vé cũng tốn một chi phí không nhỏ. "Mỗi lần hủy vé chúng tôi phải thành lập hội đồng giám sát hủy. Tỉnh Quảng Nam có 20 điểm hủy vé trên 13 tỉnh miền Trung - Tây nguyên, chi phí cho 3 nhân viên giám sát/1 điểm hủy trong một năm đã tương đương 220 triệu đồng" - ông Sơn nói.

... Tôi rất ủng hộ việc thành lập một tổng công ty phát hành vé số trên cả nước

Ông Đỗ Trường Sơn, Kế toán trưởng Công ty XSKT Quảng Nam

Một cán bộ của Công ty TNHH MTV XSKT Ninh Thuận tiết lộ, sau khi chuyển đổi sang mô hình thị trường từ năm 2005, doanh số phát hành năm đạt cao nhất chỉ đạt 30%, số vé phải tiêu hủy là 70%. Đáng nói là từ đầu năm 2013 tới nay, lượng phát hành "tụt" xuống chỉ còn 23%/lần, số lượng vé buộc phải tiêu hủy lên tới 77%. Với chi phí in ấn cho 2 triệu vé/lần phát hành là 80 triệu đồng. Như vậy, cứ mỗi tuần, Ninh Thuận phải hủy đi gần 60 triệu đồng. Nếu tính cả năm, hàng tỉ đồng đã bị mang tiêu hủy từ vé ế. 
Theo quy định trước giờ quay thưởng 15 phút, các đại lý phải cắt góc vé và gửi về kho của  các công ty XSKT. Đại lý nào ít thì tự ngồi cắt góc, còn đa phần các đại lý khác thì xếp thành từng chồng một rồi thuê người dùng dao băm như băm rau lợn. Hình ảnh này không phải là hiếm ở phố xổ số Tăng Bạt Hổ (quận Hai Bà Trưng - địa điểm quay thưởng XSKT thủ đô), phố Văn Miếu gần Quốc Tử Giám (Hà Nội), các thanh niên to khỏe thi nhau ngồi chặt góc. Thậm chí, có đại lý còn mang cả máy đếm tiền ra để đếm số lượng vé ế trước khi "hành quyết".
Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư  tài chính Nguyễn Hoàng Hải cho biết ông cảm thấy xót ruột khi những vé số ế quá nhiều. Bởi nó không đơn giản chỉ là tiền mực, công in ấn, công phát hành, mà còn cả khâu thu hồi, niêm phong, tiêu hủy. Cũng theo ông Hải, tính ở mức thấp, mỗi vé in mất 100 đồng, 10 triệu vé ế/ngày đã lên tới 1 tỉ đồng, 1 năm mất 365 tỉ đồng. Chắc chắn, con số không dừng lại ở mức đó bởi với 64 tỉnh thành cả nước, lượng vé ế sẽ lên tới hàng chục triệu. Như vậy sẽ có cả nghỉn tỉ đồng bị mất đi mỗi năm vì vé ế. Hủy tiền tỉ từ vé số không tiêu thụ là thực trạng nhức nhối tại tất cả các tỉnh, thành trên cả nước hiện nay.
Chóng mặt với chi phí

Theo quy định của Bộ Tài chính, cơ cấu các chi phí trong hoạt động XSKT gồm chi phí lương, hoa hồng... chiếm 26% doanh thu, chi phí trả thưởng 50%, thuế 21% và lãi 3% trên doanh thu.

Theo mô hình hiện nay, các công ty xổ số đều phải đặt hệ thống đại lý tại các tỉnh, thành có phát hành vé nên nhân viên, cán bộ của công ty thường xuyên đi công tác xa nhà, buộc phải hỗ trợ phí di chuyển. Khoản này ở Công ty XSKT Quảng Nam mỗi năm cũng lên tới gần 200 triệu đồng, rồi phí thuê 8 văn phòng đặt tại các tỉnh khoảng 700 triệu đồng/năm, rồi chi phí lương, chi phí thuê thêm người sắp xếp phát hành vé bởi có tới 40 cán bộ, nhân viên của công ty phải thường trú... “Cũng là một tấm vé số nhưng tỉnh A lại đặt văn phòng tỉnh B để bán vé, ngược lại tỉnh B cũng vậy. Ngoài sự lãng phí đã thấy, việc lưu lượng giao thông cũng phải tăng lên 14 lần nếu tính trên 14 tỉnh, thành miền Trung - Tây nguyên do: vận chuyển vé, do cán bộ đi công tác... Chính do vậy, tôi rất ủng hộ việc thành lập một tổng công ty phát hành vé số trên cả nước”, ông Sơn cho biết thêm.
Tại Ninh Thuận, từ khi chuyển sang mô hình thị trường, hoạt động của Công ty XSKT Ninh Thuận phát sinh ra nhiều chi phí khác, như thuê văn phòng đại diện, tăng nhân sự, chi phí in ấn, chi phí đi lại... Mỗi năm công ty này phải chi hơn 1 tỉ đồng cho hoạt động của 6 văn phòng đại diện ở Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đắk Lắk.
Ngoài khoản chi phí lớn cho bộ máy cồng kềnh, các công ty XSKT còn được phép chi trả rất nhiều khoản chi phí khác mà nếu nhìn vào, bảo đảm ai cũng... choáng. Đơn cử, ngoài mức chi hoa hồng đại lý, họ còn được phép chi quay số mở thưởng; chi cho công tác giám sát của Hội đồng giám sát xổ số (gồm chi phí thuê hội trường, chi phụ cấp kiêm nhiệm của các thành viên Hội đồng giám sát xổ số thực hiện nhiệm vụ giám sát quay số mở thưởng, giám sát thu hồi, thanh hủy vé, chi phí khác phục vụ cho công tác quay số mở thưởng); rồi chi phụ cấp kiêm nhiệm cho các thành viên Hội đồng giám sát xổ số; chi chống số đề lợi dụng XSKT để hoạt động, chi hỗ trợ công tác chống số đề... Đó là chưa kể chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro trả thưởng, chi phí in vé, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, phụ phí, chi thông tin kqxs mở thưởng, chi in tờ rơi kết quả mở thưởng phục vụ khách hàng và đại lý, chi đóng góp hoạt động của Hội đồng HĐXS khu vực; chi phục vụ công tác kiểm tra, chi phụ cấp kiêm nhiệm của Ban thường trực hội đồng, chi phí hội họp, khen thưởng cho tập thể, cá nhân và các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động chung của hội đồng...
Ngoài ra, lợi nhuận của công ty XSKT được trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của Công ty XSKT. Lợi nhuận còn lại được phân phối tiếp như sau: Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng cho ban quản lý điều hành công ty, mức trích này một năm không quá 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, các công ty XSKT còn được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi với điều kiện kinh doanh có lãi. Sau khi trừ hết các chi phí khổng lồ nói trên, phần còn lại mới được nộp ngân sách nhà nước để phục vụ cho việc đầu tư các công trình về giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội quan trọng khác của địa phương.
Hàng ngàn tỉ đồng bị tiêu hủy từ vé ế mỗi năm, chi xả láng rồi mới nộp thuế... đó chính là nguyên nhân gây lãng phí khổng lồ từ bộ máy hoạt động quá cồng kềnh, tốn kém của các công ty XSKT hiện nay.