follow us

Facebook
Google+
Pinterest

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Chia sẻ kinh nghiệm chơi loto miền Bắc

Theo kqxs mình đưa ra cách chơi loto miền Bắc, cách này phù hợp với những người không thường xuyên đánh (tháng đánh 7-8 lần),với những người có gia đình(nhưng không bỏ được sự nghiệploto đb)…
1. Bạn chỉ đánh đài Hà nội! (thứ 2 và thứ 5 hàng tuần,hàng tháng…),
2. Tuyệt đối trung thành là chỉ đánh đài Hà nội, không quan tâm đến các đài khác.
3. Chỉ đánh 1 loto duy nhất.
4. Cách đánh: cũng vẫn theo cách đánh loto rơi từ đb (nhưng đb của đài hà nội).
Chia sẻ kinh nghiệm chơi loto xổ số miền Bắc
Nếu đánh lôtô rơi từ giải đặc biệt thì chỉ cần thống kê 4 tháng trở lại đây thôi tức từ 01-8-2010 đến hôm nay, bạn sẽ thấy số đb rất nhiều, chọn em đb mà đã 14 ngày (2 tuần) trở lên mà nó chưa ra lôtô rơi thì bạn bắt đầu nuôi em này. Nếu bạn thấy em đb nào mà quá 2 tuần chưa ra lôtô rơi(tất cả đều là đài hà nội) là nuôi thôi.Như vậy số lần bạn đánh là khoảng dưới 8 lần.1tháng (hoặc hơn chút) mà bạn chỉ đánh khoảng tối đa là 8 lần, với lại chỉ cần soi lôtô 1 vài lần là cứ thứ 2 và thứ 5 hàng tuần là đánh em đó thôi. Đỡ mất thời gian, đau đầu với những con số.Cách này hay hơn cách nuôi lôtô rơi của tất cả các đài, vì có khá nhiều em lôtô rơi hơn 14 ngày mới về, như vậy số lần và tiền đánh sẽ nhiều. Hơi dài dòng, bạn ok chứ?
5. Số tiền dành nuôi lôtô rơi:tuỳ vào túi tiền của bạn, số tiền lãi tỉ lệ theo vốn ban đầu rùi.Nếu vốn khoảng 6 triệu thì theo tôi bắt đầu là 10 điểm lần 1 nhé.
Lần 1 10 điểm (240k) (lãi 560k).Lần 2 15d (lãi 600k), lần 3 25d(lãi 800k),lần 4 40d(lãi 1040k),lần 5 60d(lãi 1200k), lần 6 100d(lãi 2000k)…càng về sau lãi càng nhiều.Sau 6 lần tổng vốn là 6 triệu, lãi 2 triệu. Bạn nên căn số tiền vốn với số điểm mỗi lần đánh, đảm bảo về lần nào cũng có lãi (và lãi tăng dần) và tiền vốn đủ nuôi 8 lần đánh.ok?. với e 43 đợt này thì bạn có thể đánh tăng số điểm lên (vì số lần đánh nó sẽ ít đi).
6. Báo cho bạn yên tâm là trong vòng 6 tháng vừa rôi mới có 2 e lôtô rơi 35 ngày, còn nữa dưới 1 tháng hết, xác suất 100%.Trong vòng 3 năm có 5 em lô rơi hơn 35 ngày :tỷ lệ trượt= 5/288=1,7 % quá nhỏ.( 3 năm sẽ có khoảng 3*12*8=288 em đb).

"Đại gia" xây hạnh phúc từ tiền trúng số

Không giống như những “đại gia” mới nổi tiêu tiền hoang phí, bà con địa phương hết lời ca ngợi đức tính tiết kiệm, giản dị của gia đình ông. Chưa bao giờ, ông Nam phung phí một nghìn nào cho việc vô bổ. Ông cho rằng những cái mình làm ra là đáng trân trọng nhất.
Đổi đời từ tấm vé số bị bỏ quên
Sau 25 năm kể từ ngày trúng số, vợ chồng ông Nam nay đã già yếu nhưng vẫn giữ được sự minh mẫn. Hỏi thăm nhà ông, những người hàng xóm đều khen ông giản dị, mộc mạc. Mặc dù trúng thưởng khoản tiền cực lớn (so với thời điểm đó), gia đình ông vẫn giữ được nếp xưa, không hề tiêu xài hoang phí hay ăn chơi đua đòi. Ngược lại, ông Nam luôn tâm niệm sống làm sao để không hổ thẹn với lương tâm và là tấm gương cho con cháu noi theo. Bên ấm trà thơm ngát, bà Nguyễn Thị Hoa, vợ ông Nam bồi hồi nhớ lại chuyện năm xưa: “Nhờ trúng số, vợ chồng tôi mới có căn hộ rộng rãi thế này để an dưỡng tuổi già. Điều tôi thấy hạnh phúc nhất hơn cả tiền bạc, ấy là con cháu tôi thoát cảnh sống lay lắt trong căn nhà cũ nát. Từ đó có động lực để học tập, làm việc và giờ đều phương trưởng”.
Được biết, vợ chồng ông Nam trước đây với năm người con sống trong căn nhà chỉ rộng 18m2 ở phố Nhà Chung (Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Hồi đó, ông Nam tham gia công tác chính quyền, còn bà Hoa là nhân viên hành chính. Đồng lương công chức ít ỏi, cuộc sống gia đình ông gặp vô vàn khó khăn. Để lo cho các con cái ăn, cái mặc, hai ông bà phải chắt bóp từng đồng. Thấu hiểu sự vất vả, hi sinh của cha mẹ nên các con của ông đều rất ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành.
Triết lý sống của “đại gia” xây hạnh phúc từ tiền trúng số - 1
Ngôi nhà ông Nguyễn Nam đang sống
Những ngày khó khăn ấy, gia đình 7 miệng ăn của ông phải sống trong căn nhà chật hẹp. Nhìn cảnh các con phải sinh hoạt chật chội, khổ sở, ông từng trăn trở đến phát ốm.Từng ngày, từng giờ, ông không nguôi ước mơ một ngày nào đó sẽ có một căn nhà rộng rãi hơn để gia đình đỡ cực khổ. Thế nhưng, chỉ với đồng lương của hai vợ chồng cố gắng tiết kiệm thì chẳng biết đến bao giờ mới mua được nhà mới. May thay, điều kỳ diệu xảy ra đã làm thay đổi mọi tính toán của ông Nam.
Hôm đó là một ngày chủ nhật cuối năm 1989, ông Nam được mời đến phường Cửa Nam (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để dự một cuộc họp. Cuộc họp kết thúc cũng là lúc trời đã xế trưa. Rời buổi họp, trong túi ông Nam chỉ còn vẻn vẹn 2.000 đồng tiền bồi dưỡng theo chế độ như các đại biểu khác dự họp. Bình thường, ông sẽ tiết kiệm số tiền ấy và về ăn cơm nhà. Nhưng hôm ấy, ông chưa về nhà mà ghé qua phố Hàng Trống cất tài liệu. Lúc đi đến gần cơ quan, ông Nam chợt nhìn thấy một người phụ nữ bán vé số ngồi buồn thiu bên vệ đường. Như có ai xui khiến, ông mở cuốn sổ lấy 2.000 đồng tiền bồi dưỡng mua “chống ế” 2 tờ vé số giúp người phụ nữ. Vì chẳng màng chuyện trúng thưởng, sau khi cất tài liệu lên bàn làm việc, ông Nam tiện tay liệng luôn 2 tờ vé số vào ngăn kéo rồi ra về.
Bẵng đi mấy hôm, ông cũng quên luôn số phận 2 tờ vé số nằm trong ngăn kéo. “Mấy ngày sau, tôi tình cờ kéo ngăn bàn lấy ra tài liệu, thấy hai tờ vé số mới nhớ đến cô bán vé số ngay trước cổng cơ quan. Lấy hai tờ vé số ra dò kqxs, tôi không tin vào mắt mình khi biết hai tờ vé số trúng giải độc đắc trị giá 60 triệu đồng. Số tiền lớn đến thế, tôi nằm mơ cũng không bao giờ nghĩ đến. Mặc dù lúc đó rất vui mừng, tôi vẫn cố nén cảm xúc, gập hai tờ vé số vào cuốn sổ để làm xong bản báo cáo còn đang dang dở”, ông Nam nhớ lại.
Tối hôm đó, sau khi ăn cơm nước xong xuôi, ông mới kể cho vợ con nghe về việc mình mua 2 tờ vé số và trúng giải độc đắc. Nhớ lại khoảnh khắc vỡ òa sung sướng, bà Hoa bảo: “Có lẽ, trời thương hoàn cảnh vợ chồng tôi nên mới ban “lộc” như vậy”. Suốt đêm hôm đó, hai vợ chồng ông thao thức. Chưa bao giờ được cầm trong tay số tiền lớn đến vậy, họ cùng “vẽ” ra đủ viễn cảnh tươi sáng, từ sửa lại căn nhà đến tích cóp cho đàn con thơ học hành.
Học cách sống với tiền
Nhiều năm trôi qua, vợ chồng ông Nam vẫn thầm cảm ơn ông trời đã “ban lộc” bằng 2 tờ vé xổ số độc đắc. Nhờ số tiền lớn ấy, ông Nam từ chỗ nghèo khó trở thành người giàu nhất nhì khu phố.
Triết lý sống của “đại gia” xây hạnh phúc từ tiền trúng số - 2
Bà Hoa tâm sự với phóng viên
Ngày nhận giải, nhờ mọi người mách nước, ông dùng tiền mua ngay một căn nhà rộng 72m2. Một phần tiền khác, ông mua hai xe máy, hai xe đạp, hai máy khâu, hai nồi áp suất mới tinh. Số tiền mặt 18 triệu đồng còn lại (tương đương 10 lượng vàng 9.999 thời bấy giờ), ông để dành gửi tiết kiệm lấy tiền lời cho các con ăn học. Một thời gian sau, khi các con trưởng thành, ông bà lại dùng khoản tiền trúng số tiết kiệm ấy chia cho các con sửa nhà, mua xe, mua đất lập nghiệp.
Tấm lòng cao cảChị Bùi Thị Vui (Duy Tiên, Hà Nam), người thường xuyên đến phụ giúp công việc nhà cửa và chăm sóc ông bà Nam, chia sẻ: “Thời gian này, ông Nam đang ốm tôi đến phụ giúp lau dọn nhà cửa. Cuộc sống của hai ông bà giản dị lắm và cũng rất thương người. Tuy tôi chỉ là người giúp việc nhưng hai ông bà đối xử với tôi rất tốt như người thân trong nhà. Điều làm tôi cảm phục hơn nữa là các con của ông bà rất hiếu thảo. Mặc dù bận bịu trong công việc nhưng ngày nào họ cũng dành thời gian đến chăm bố mẹ”.
Xuất thân từ cuộc sống nghèo khổ, ông Nam đặc biệt quý trọng đồng tiền. Sau khi nhận được giải thưởng, vợ chồng ông chuyển đến nhà mới nhưng nếp sinh hoạt, chi tiêu thì vẫn không thay đổi so với thời gian ở phố Nhà Chung.
Bà Hoa cho biết: “Gia đình tôi coi đó là một vận may nhưng không phải vì thế mà ỉ lại để hưởng thụ vật chất. Tôi vẫn nghĩ rằng bất cứ ai cũng phải lao động thì mới biết quý trọng những gì đang có. Những ngày đó, nói thật là số tiền vợ chồng tôi có cũng coi là một gia tài. Nhưng nhiều năm sống vất vả, nghèo khó thành quen, chúng tôi hết sức bảo ban con cái giữ nếp sống giản dị, cần kiệm. Tôi chỉ lo, chúng thấy bố mẹ có tiền rồi sinh hư, chơi bời hoang phí thì bao nhiêu cũng tiêu tán hết”.
Tiếp lời vợ, ông Nam đúc kết: “Nhờ tiền trúng số, cuộc sống vợ chồng tôi sung túc hơn, con cái có điều kiện học hành. Nhưng tôi nghiệm ra, tiền chỉ là phương tiện chứ không phải nền tàng quyết định hạnh phúc. Xưa kia, vợ chồng con cái nghèo khó, vất vả mà vẫn yêu thương nhau. Vậy thì lúc có tiền, chúng tôi càng phải cẩn trọng để tránh những thói hư, tật xấu bên ngoài đưa đẩy. Vợ tôi là một người phụ nữ đảm đang, chung thủy. Khi có tiền trúng số, bà ấy cũng chẳng đòi hỏi gì. Bà ấy vẫn tâm sự với tôi rằng cuộc sống nhờ đồng lương công chức là đủ rồi nên phải để dành tiền đó cho con cháu. Mai này, vợ chồng chết đi còn có cái lo toan”.
Tiết kiệm và cẩn trọng chi tiêu với chính bản thân, vợ con nhưng ông Nam lại rộng rãi với những người xung quanh. Hưởng “lộc trời”, ông vẫn thường giúp đỡ những người kém may mắn. Người trong phố kể, ông từng mua quần áo, hỗ trợ tiền bạc, vé tàu xe cho những người lỡ lộ đường. Giờ đây do tuổi đã cao, ông Nam đi lại rất khó khăn, các con phải thường xuyên đến chăm sóc bố mẹ mình. Dường như, triết lý sống mẫu mực của ông bà đã giúp những người con thấm nhuần đạo hiếu, biết quý trọng giá trị cuộc sống. Có lẽ, đó mới là điều khiến người dân nơi đây tấm tắc khen ngợi, coi gia đình ông Nam như một hình mẫu lý tưởng, chứ không phải vì ông từng trúng số

Gánh thêm nợ vì… trúng số

Sau những ngày ngắn ngủi “mua vui”, toàn bộ tiền trúng số của Hinh tan thành mây khói. Không những “của thiên trả địa, Hinh còn phải còng lưng làm lụng trả món nợ lớn đè nặng trên vai. Phút hối hận khi nghèo lại hoàn nghèo, Hinh cay đắng rơi nước mắt. Song lúc nhận ra thói đời đen bạc, mọi chuyện đã quá muộn để cứu vãn.
Vận may từ tấm vé số
Kiếm tiền đã khó, giữ tiền còn khó hơn, chân lý nghiệt ngã ấy hầu như ai cũng biết. Tiền bạc chỉ sinh ra nhiều hơn khi người sở hữu nó biết tính toán làm ăn lương thiện. Và ngược lại, tiền bạc sẽ dần tiêu tan khi người sở hữu nó không biết sử dụng đúng cách. Nếu ai đó cứ mãi đua đòi, ăn chơi sa đọa, vung tay quá trán thì tiền bạc, dù có chất cao như núi cũng sẽ nhanh chóng tiêu tan. Câu chuyện đời cay đắng của chàng trai Trần Đức Hinh chính là một ví dụ.
Hinh sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước của huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Gia đình tan nát, cha mẹ ly dị mỗi người một ơi. Tòa phán xử cha nuôi dưỡng Hinh còn em gái theo mẹ về nhà ngoại. Một thời gian sau, mẹ Hinh cũng qua đời. Cuộc sống nghèo khó túng thiếu, không tiền đóng học phí nên mới lớp 6 Hinh phải nghỉ học. Từ ngày rời mái trường thân yêu, anh phải ở nhà giăng lưới kiếm cá bán lấy tiền phụ cha. Ít lâu sau, cha Hinh rước người phụ nữ khác về sống chung. Ba đứa em cùng cha khác mẹ cũng lần lượt ra đời. Chán sống cảnh mẹ ghẻ con chồng, cuộc sống chật vật, chàng thanh niên mồ côi thưa chuyện với cha cho phép đi xa tìm việc làm tự nuôi sống bản thân. Được cha đồng thuận, anh bùi ngùi từ giã cha lên đường.
Mê đỏ đen, “nướng” sạch tiền trúng số vào cờ bạc - 1
Cửa hàng gas nơi Hinh đang làm lại cuộc đời
Vác ba lô trên vai, Hinh lặn lội lên tận Sài Thành tìm việc. Thân phận côi cút, nay đây mai đó nơi đất khách quê người, Hinh phải quần quật làm đủ nghề mới tạm đủ sống qua ngày. Năm 2009, anh xin vào làm cho một công ty ráp quạt gió ở quận Bình Thạnh, TP. HCM. Tại đây, chàng trai cũng làm việc cật lực nhưng chẳng đủ ăn. Như bao công nhân khác, dù tặn tiện tiết kiệm từng đồng từng cắt nhưng những ngày cuối tháng, tiền anh cũng hết sạch. Cuộc sống cơ hàn của chàng thanh niên 22 tuổi cứ thế bình lặng trôi đi.
Chán cảnh sống nghèo đói, túng quẫn, Hinh bắt đầu ước mơ một ngày đổi đời, có được cuộc sống sung túc như bao người khác. Anh chủ tâm dành dụm tiền bạc, nhưng làm mãi làm mãi vẫn không dư giả. Thấy một người bạn đồng nghiệp làm cùng công ty may mắn trúng số giải thưởng trị giá 20 triệu đồng, anh ngẫm nghĩ: “Hay là mình thử vận mua vé số cầu may xem, biết đâu mình cũng trúng số”. Nghĩ là làm, kể từ đó, Hinh bắt đầu để dành mỗi ngày một ít tiền để mua vé số.
Một ngày nọ, niềm hi vọng trở thành hiện thực. Hinh bùi ngùi kể, vẫn nhớ như in buổi chiều cuối tháng 4/2009. Sau bữa cơm trưa đạm bạc, trong túi anh chỉ còn sót lại đúng 10 ngàn đồng. Đang ngồi uống ly café 5 ngàn đồng trong một quán nhỏ gần công ty suy ngẫm về cuộc đời mình, anh chợt thấy một người phụ nữ đứng tuổi bước đến mời mua vé số. Nắn túi tiền chỉ còn đồng bạc lẻ, đã định từ chối, Hinh chợt nghĩ: Biết đâu, người phụ nữ lại chẳng mang đến vận may cho mình. Nghĩ rồi, anh tặc lưỡi móc nót 5 ngàn đồng còn lại mua một tờ vé số. Chiều hôm đó, vận may quả thật đã “gõ cửa” cuộc đời anh. Khi người bán vé số báo tin anh trúng giải đặc biệt trị giá 125 triệu đồng, hai tai Hinh như ù đi. Vừa hét lên sung sướng, Hinh vừa tức tốc phi xe sang Bình Dương ngay trong đêm, vay tiền bạn bè thuê một nhà nghỉ tươm tất sáng hôm sau lĩnh thưởng. Từ khi có tiền, cuộc đời anh đã bước sang một trang mới…
Gánh thêm nợ vì… trúng số
Nắm số tiền lớn trong tay, chàng công nhân bỏ hẳn việc làm ở Bình Thạnh, quyết định… ở nhà ăn không ngồi rồi. Tiền trúng số, anh ta không gửi về cho em gái và cha đồng nào mà giữ tất cả lại cho bản thân. Việc trúng số, Hinh cũng chẳng nói cho bất kì ai trong gia đình ở quê biết. Anh quyết bám trụ ở đất Sài thành.
Nhưng ở lại Sài Thành, Hinh không lo làm ăn, đầu từ tiền bạc vào việc có ích mà chỉ biết ăn chơi sa đọa. Ngày rời bỏ căn nhà trọ cũ kỹ, Hinh còn khiến bà con lối xóm choáng váng khi chất hết quần áo thành đống rồi châm lửa đốt. Gọi taxi hoành tráng, Hinh tìm thuê một căn nhà khang trang, nằm ở vị trí trung tâm quận Bình Thạnh. “An cư” xong, Hinh chi số tiền lớn mua chiếc xe ga hàng hiệu đắt tiền. Những khi màn đêm buông xuống, trên chiếc xe sang, anh lượn lờ khắp các quán bar, vũ trường.
Mê đỏ đen, “nướng” sạch tiền trúng số vào cờ bạc - 2
Hinh vẫn còn cơ hội để thay đổi
Cùng thời điểm, Hinh kết thân với một ông trùm thầu số và nhận ông ta làm cha nuôi. Ngày nào anh ta cũng tham gia đánh đề với mỗi con số lên tới vài triệu đồng. Chẳng những thế, gần tới giờ quay xổ số, Hinh còn nhìn vào phơi số đề của vị cha nuôi, hễ thấy con nào được nhiều người đánh nhất là “ôm” ngay. Vai trò của Hinh lúc này chẳng khác gì thầu số. Người ta đánh bao nhiêu, anh đều vung tiền ôm hết. Và kqxs không như mong đợi nhiều phen thua lấm lưng trắng bụng, Hinh phải dốc tiền ra chi trả.
Không dừng lại ở việc thầu số đề, Hinh còn bỏ ra cả triệu đồng để mua vé số cầu may nữa. Mỗi ngày cứ đến giờ xổ số, anh ta lại đem cả đống vé ra dò. Nào ngờ, số tiền trúng chỉ được dăm ba trăm ngàn, chẳng đủ để tiêu vặt. Nhận thấy mua vé số nhiều nhưng cơ hội trúng thưởng lại hiếm hoi, Hinh lại nghĩ ra những chiêu trò kiếm tiền khác mau ăn hơn.
Hinh bắt đầu tiếp cận làm quen với một số anh chị có máu mặt trong giới cờ bạc. Anh ta bắt đầu tham gia những cuộc sát phạt thâu đêm suốt sáng. Cờ gian bạc lận, ban đầu mới vào sòng bạc, Hinh còn ăn được chút đỉnh. Sau vài lần như vậy, tưởng bở, anh chơi càng ngày càng lớn. Mỗi ván, Hinh hạ cửa đến vài triệu đồng. Sau nhiều lần sát phạt, Hinh bắt đầu thua đậm, tiền trúng số cũng dần “đội nón” ra đi.
“Vẫn còn cơ hội!” Chị Hồ Thị Xuân (cô ruột Hinh) cho biết: “Sau ngày trúng số, tính tình nó trở nên thay đổi. Từ một cậu thanh niên hiền lành, Hinh trở thành một tay ham mê cờ bạc đỏ đen, sát phạt thâu đêm. Nó giấu cha, giấu em về chuyện trúng số. Một mình nó ôm hết cả trăm triệu tiêu xài, bài bạc. Giờ, nó nợ nần chồng chất. Hinh tâm sự với tôi rất hối hận về những chuyện đã làm ngày qua. Nó hứa sẽ cố gắng làm lại cuộc đời. Nó sẽ dùng sức lao động chân chính của mình để làm ra đồng tiền. Tuy tôi thấy tiếc cho nó, tuổi trẻ bồng bột nhưng tôi thấy nó biết nhận ra đúng lúc là tôi cũng thấy an tâm rồi. Coi như cho nó cơ hội làm lại cuộc đời”.
Chưa dừng lại ở đó, ban đêm, Hinh còn tham gia cá độ bóng đá ăn tiền với giới ăn chơi. Trận thắng thì ít mà trận thua thì nhiều. Buồn bã, anh ta lại đi tìm gái để thỏa mãn nhục dục bản thân. Để chứng tỏ ta đây là khách sộp trong giới ăn chơi, Hinh bo hết em này tới em nọ. Không lo làm lụng, cái ngày Hinh cạn sạch tiền bạc, phải cầm cố đồ đạc chẳng mấy chốc cũng tới. Bí thế, anh ta phải mở miệng vay “bạn bè” trên chiếu bạc với lãi suất cắt cổ để “gỡ gạc”.
Khốn thay, gỡ đâu chẳng thấy, chỉ thấy Hinh nợ nần ngày càng chồng chất. Nhìn gã nghèo kiết xác, đám bạn bè ăn chơi trước nịnh nọt cũng dần tránh xa, chẳng ngó ngàng gì nữa. Lúc này, Hinh mới cay đắng nhận ra tình người, tình đời đen bạc.
Bao lần, Hinh bị siết nợ nhưng trong cảnh trắng tay, anh chẳng biết lấy đâu chi trả? Rồi từ căn nhà khang trang ở trung tâm Q. Bình Thạnh, Hinh phải dọn ra một nơi hẻo lánh, hòng lẩn trốn chủ nợ. Mong kiếm sinh kế qua ngày, anh ta muối mặt xin vào chở hàng thuê cho một tiệm kinh doanh gas.Vừa làm, Hinh vừa gắng tiết kiệm tiền bạc trả cho chủ nợ, hy vọng họ không tiếp tục tìm đến.
Tính đến thời điểm PV tìm gặp, Hinh tâm sự, anh còn nợ hơn 10 triệu đồng. Vì vay nặng lãi, nên số tiền lãi hàng tháng phải trả lên đến hơn 1 triệu đồng.
Về sống lại với những ngày tháng công nhân cự khổ, đồng tiền dành dụm kiếm ra được cũng phải mang đi trả cho giới cho vay nặng lãi, Hinh vừa hối hận, vừa tiếc nuối những ngày qua. Lúc đó, anh mới bắt đầu nghĩ về cha, về đứa em gái nghèo khó ở quê nhà. Hơn ba năm phiêu bạt tại Sài Gòn, anh chẳng dám về nhà thăm lại người cha già và đứa em gái nhỏ. Có lẽ, khi trả hết nợ nần, Hinh mới dám trở lại, vừa để tạ tội với cha, vừa để sống thanh thản ở quê nhà. Hơn ai hết, Hinh đã biết đâu là chốn yên bình cho cuộc đời mình, nhất là sau bài học cay đắng vừa nếm trải.

Làng số đỏ

Kẻ thì kinh doanh thất bại, vỡ nợ; người thì gia đình, vợ con ly tán. Từ đây, những lời đồn thổi “tam sao thất bản” càng được nhân rộng, khiến cả một miền quê bỗng nhiên… sợ được “lộc trời”.
Làng số đỏ
Về chợ Nhựt Tảo, nhiều câu chuyện ly kỳ về việc người dân ở đây liên tục trúng số khiến người từ xa đến không khỏi bất ngờ. Theo đó, những gia đình liên tục được thần tài gõ cửa, cứ tiêu hết tiền thì lại trúng số. Có trường hợp, mấy lần trúng độc đắc, năm trước chồng trúng, năm sau lại đến phiên của vợ. Những người dân ở khu chợ cho biết, trung bình cứ cách một nhà lại có một hộ trúng số. Vì thế, người ta cho rằng khu chợ quê này giàu có nhất đất Long An cũng là nhờ vé số, theo kqxs tối nào cũng có người trúng số.
Cách đây chưa lâu, ngày 15/3/2014, ở ấp 1, xã Nhựt Tân (huyện Tân Trụ, Long An) có thêm hai người may mắn được thần tài gõ cửa. Đó là gia đình ông Tấn Lộc và Nguyễn Văn Lâm, điều đó khiến dư luận thêm xôn xao bàn tán. Trong vòng một năm trở lại đây, xã An Nhựt Tân đã có 6 người trúng số, trong đó, 3 người trúng độc đắc. Chuyện hai người kể trên trúng số cũng là sự tình cờ ngẫu nhiên.
Bà Bé, người gốc Bến Tre, có thâm niên bán xổ số ở ngã 3 chợ Nhựt Tảo được hơn 10 năm. Hôm ấy, còn gần 30 phút nữa là đến giờ đài quay số trúng thưởng, bà vẫn bị ế 6 vé. Trời xế chiều nhưng vẫn nắng như đổ lửa, mồ hôi túa ra thấm ướt đẫm áo người phụ nữ già. Đứng mãi ở ngã ba cũng không ai mua, bà Bé bèn xuôi về bến Vàm Cỏ Đông để chào khách qua sông. Hôm đó, tình cờ thế nào, ông Tấn Lộc và anh Lâm đi đến đầu đường rẽ thì cả hai bị té xuống đường. Đúng lúc ấy, bà Bé đi ra mời hai người khách mặt nhăn nhó vì đau. Ông Tấn Lộc thương tình bèn mua hai vé, còn anh Lâm lấy 4 vé còn lại. Mua xong, anh Lâm còn bảo: “Tôi hôm nay đen cả ngày, mua thử tờ vé số xem đời mình có hên không”. Không ngờ, hôm ấy ông Lộc, trúng một giải độc đắc và một tờ an ủi được 1,6 tỷ đồng. Còn anh Lâm trúng 4 vé an ủi được 400 triệu đồng.
Bi hài ở ngôi làng ai cũng sợ… trúng số độc đắc - 1
Ông Phạm Hoàng Trang, phó ban quản lý khu di tích cho biết: “Trong đền không xảy ra các hoạt động mê tín”.
So với những người từng trúng số trước đây, thì số tiền thưởng trên chẳng đáng để kể, vì ở chợ Nhựt Tảo có người từng trúng 3 đến 4 tỷ đồng. Người đầu tiên đổi vận ở bến chợ là ông Thạch Cảnh Tâm (SN 1967). Ông Tâm người gốc Long Xuyên, ông nghèo đến nỗi tiền cưới vợ cũng không có. Như một “giấc mơ trưa”, vào năm 1991, ông bỗng biến thành tỷ phú vì trúng một lúc 42 tờ vé số độc đắc. Hôm ấy, Thạch Cảnh Tâm đã mua 42 tờ vé số, và chính những tờ vé số đó đã thay đổi vận mệnh cuộc đời người đàn ông nghèo khổ ấy. Người ta nhớ như in, ngày Tâm với 3 người thân lên ngân hàng lĩnh giải, 4 người họ đã phải đếm tiền trong 2 ngày mới xong .Với 2,2 tỷ đồng tiền thưởng vào thời điểm ấy, nhiều người cho rằng Tâm là người giàu nhất tỉnh Long An. Có tiền Tâm đã mua đất xây nhà, mở quán cà phê kinh doanh, thành lập hợp tác xã vận tải đầu tiên ở huyện Bến Lức.
Một gia đình khác cũng được thần tài gõ cửa là ông Trần Văn Mười (50 tuổi), dân địa phương hay gọi ông là Mười “bia”. Hoàn cảnh của ông Mười cũng chỉ hơn Tâm ở chỗ là có mảnh đất để cắm dùi. Nếu Tâm trúng một lần duy nhất trong đời, thì ông Mười bia lại trúng đến 3 lần, mỗi lần 500 triệu đồng. Khi ông Mười “bia” vô duyên với vé số thì thần may mắn lại đến với vợ ông. Một buổi sáng bà Thắm, vợ ông đi thể dục ở trong khu di tích thì có người bán vé số vào mời mua, bà mua giúp cho người ta một tờ của đài Sóc Trăng. Không ngờ, tấm vé độc đắc 1,5 tỷ đồng.
Ám ảnh vì “lộc trời”
Trong cuộc sống, không ít người từng mơ mình sẽ có ngày được trúng số độc đắc, sẽ có nhiều tiền. Đặc biệt là những người nghèo khổ, những người chưa một lần được chạm tay vào thần may mắn càng khao khát hơn ai hết về một cuộc sống sung túc, giàu sang. Người dân ở chợ Nhựt Tảo cho biết, mỗi ngày người dân nơi đây, ít nhất cũng phải mua 100 nghìn đồng tiền vé số, cũng có người mua tới từ 400 đến 500 nghìn đồng. Nhưng một nghịch lý khó giải thích, đó là người dân khu chợ Nhựt Tảo vừa mong trúng số nhưng cũng rất…sợ “lộc trời”. Những bao tiền lĩnh thưởng cùng bi kịch gia đình của những người ăn “lộc trời”  trước đó khiến họ bị ám ảnh.
Cả ba người đầu tiên ở khu chợ được thần tài gõ cửa là Thạch Cảnh Tâm, Mười bia, Phạm Văn Thái đều có kết cục quá bi ai. Thảm thương nhất có lẽ là ông Phạm Văn Thái, sau khi trúng số, ông đã bị tai nạn giao thông chết bất đắc kỳ tử. Một lần, ông Thái đi về Vĩnh Hưng (huyện Mộc Hóa, Long An) ăn cưới người họ hàng, khi đến ngã 3 Vĩnh Hưng ông mua 5 vé của người bán số ven đường. Lấy vốn từ 5 vé số ấy, ông Thái mua thuyền đi thu mua thóc khắp các tỉnh miền Tây sống nước. Khi công việc đang thuận buồm xuôi gió thì đúng 3 năm sau ngày trúng số, ông chết vì tai nạn giao thông. Điều kỳ lạ, nơi ông gặp nạn chính là nơi ông mua 5 tờ vé số ngày trước. Người nhà của ông cho biết, hôm ấy ông Thái cũng đi lên Vĩnh Hưng ăn để ăn cưới.
Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiênTrao đổi với PV báo GĐ&XH Cuối tuần, ông Nguyễn Ngọc Thanh Phương, Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng uỷ xã An Nhựt Tân cho biết: “Những trường hợp trúng độc đắc của người dân khu chợ Nhựt Tảo chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Từ nhiều năm nay, người dân khu chợ Nhựt Tảo họ mua vé số như một thói quen, một nét văn hóa riêng. Người mua số cũng không hẳn vì cầu may, mà vì ủng hộ người bán số, đóng góp cho phúc lợi xã hội, và lộc “trời” có duyên tìm đến với họ. Những ai không giữ được “lộc trời” thì đều do tự thân họ gây ra mà thôi”.
Khi cái chết bí ẩn của ông Thái chưa hết ám ảnh thì người ta nghe tin ông Thạch Cảnh Tâm vỡ nợ. Lúc lĩnh 2,2 tỷ tiền giải thưởng năm 1991, ông Tâm kinh doanh cà phê. Sau đó, ông thành lập hợp tác xã vận tải Bến Lức. Việc làm ăn của Tâm khá thuận buồm xuôi gió, nhiều người tưởng rằng với cái đà này chẳng mấy đất Long An lại có “công tử Bạc Liêu”. Ai ngờ, khi nấm mồ ông Thái vừa xanh cỏ thì Tâm “cà phê” tuyên bố mình vỡ nợ với số tiền lên tới 17 tỷ đồng. Bi đát hơn, khi hết “lộc” trời, Tâm và vợ phải đưa nhau ra tòa, đường ai lấy đi.
Ông Mười “bia” thì có phần may mắn hơn vì không đến nỗi mất mạng hay tan nát gia đình. Ông Mười 3 lần trúng số 1,5 tỷ đồng và một lần vợ ông trúng giải độc đắc. Sau khi lĩnh tiền, ông mở đại lý bia và nước giải khát đầu tiên ở đất Tân Trụ. Nhưng không hiểu, ông kinh doanh buôn bán kiểu gì mà được 3 năm thì phá sản, phải cầm cố nhà cửa để trả nợ.
Ông Trần Văn Trai, anh trai ông Mười “bia” nói về đoạn kết của người em ruột: “Hai vợ chồng chú ấy cũng xảy ra mâu thuẫn, tình cảm không còn mặn nồng như trước. Đã mấy lần, hai người đâm đơn ra tòa để ly hôn, nhưng vì con cái can ngăn, tuổi đã già mà còn như vậy thì hàng xóm chê cười nên đành thôi. Cũng từ ngày sa cơ lỡ vận, Mười “bia” trở nên bê tha, nát rượu”.
Ngoài các trường hợp trên, người dân ở đây còn cho biết, cũng có trường hợp người trúng số bị một số tai ương xảy ra với gia đình họ, như bị tai nạn, vợ chồng mâu thuẫn con cái hư hỏng, hay vỡ nợ đến tán gia bại sản. Có người khi trúng số, biết sử dụng đồng tiền đúng mục đích nên giàu có thêm, con cái được ăn học đàng hoàng, gia đình thêm yên ấm hạnh phúc. Nhưng vì những “tấm gương” trúng số đi trước như vậy nên có không ít người trúng số phải sống trong phập phồng lo lắng.
Chính vì thế ở khu chợ Nhựt Tảo dù người ta vẫn hào hứng mua vé mỗi ngày, hồi hộp dò từng con số, nhưng nếu trúng số thật họ cũng không còn đầy đủ niềm vui sướng hạnh phúc như trước nữa. Người được may mắn ăn “lộc” trời lại sợ “của thiên trả địa”, họ lo sợ rằng sau trái ngọt sẽ quả đắng.

Số phận nghiệt ngã của đại gia chân đất trúng tiền tỷ mang đi xây cầu

Nói về người đàn ông miệt vườn chân chất ấy, người dân miền sông nước Cửu Long nơi đây luôn bày tỏ sự trọng bởi một tấm lòng hiệp nghĩa khó ai sánh kịp.
Định đi tu để quên ký ức đau buồn
Người ta gọi ông là Lục Vân Tiên giữa đời thường bởi ông hội tụ đầy đủ những đức tính tốt đẹp nhất của người lao động. Năm lên 3 tuổi, ông Khải mồ côi mẹ. Cha ông phải sống cảnh gà trống, vất vả nuôi hai chị em ông. Vào tuổi trăng tròn, chị gái ông được trai làng bên xin hỏi về làm vợ. Hai cha con mừng cho người chị gái xinh đẹp sớm yên bề gia thất. Nhưng cuộc đời ai biết được chữ ngờ, chị gái của ông sớm ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Trước khi mất, trong những hơi thở cuối cùng, chị nắm chặt đôi bàn tay chai sần của người em trai, gửi gắm thay mình nuôi dậy đứa con mới chào đời.
Lúc ấy, ông Khải mới ngoài 20 tuổi, trong lòng ông cũng có ý trung nhân. Hai người chỉ đợi đến ngày đẹp tháng tốt là sẽ kết duyên trăm năm. Nhưng khi ông Khải ôm đứa cháu về nhà chăm sóc, cô người yêu đã không đủ can đảm để cùng ông đi trên một con đường chia sẻ cuộc sống. Từ đó, ông đã không còn nghĩ đến hạnh phúc của riêng bản thân nữa. Có lẽ, ông tự ti về gia cảnh nghèo hèn, hoặc giả ông muốn giữ lời hứa với người chị đã khuất. Ông muốn giành tất cả tình cảm cảm yêu thương cho Tùng, đứa cháu tội nghiệp sớm mồ côi mẹ.
“Đại gia chân đất” mang bạc tỷ trúng số xây cầu - 1
Ông Huỳnh Văn Lừa, anh họ của ông Khải, kể lại cuộc đời người em bất hạnh trúng số độc đắc
Cũng từ ngày con gái mất, cú sốc ấy quá lớn nên cha ông Khải ốm đau liên tục. Ba con người nương tựa vào nhau, ông Khải vừa là con, là cậu, là cha trong ngôi nhà xiêu vẹo ở cuối làng. Khi Tùng lên mười, nhiều người khuyên ông cũng nên nghĩ tới bản thân, tìm lấy một cô gái hiền lành tốt bụng mà lập gia đình.
Người cha già cũng thường xuyên thúc giục, nhưng ông Khải đã gạt đi: “Để sau hãy tính, khi nào cháu Tùng trưởng thành, con mới yên tâm”. Mỗi lần nghe con nói vậy, người cha lại nuốt nước mắt vào trong, day dứt vì mình đã làm liên lụy đến con cháu. Để mưu sinh và nuôi gia đình, ông Khải lúc thì đi làm phụ hồ, khi thì đi làm cửu vạn vác hàng dưới bến sông. Năm tháng trôi qua, lưng ông Khải gù xuống vì phải làm những việc nặng, đổi lại cháu ông được ăn học đàng hoàng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tùng đã thi đậu vào trường Đại học Nông – Lâm TP.HCM.
Tùng ra trường có công việc ổn định, ông Khải mừng lắm vì đời ông đã chịu quá nhiều thiệt thòi cay đắng để nuôi cháu từ trong trứng nước và giờ là lúc nhận quả ngọt. Tùng đi làm được một năm thì đưa bạn gái về xin cưới, ông Khải thở phào vì đã thực hiện trọn vẹn lời hứa với người chị gái năm xưa. Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng để cho cháu được bằng bạn bằng bè, sau khi tổ chức cho cháu một lễ cưới tươm tất, ông Khải đã bán nửa mảnh đất đang ở, vay mượn thêm bên ngoài để xây cho Tùng một căn nhà nhỏ và cho hai vợ chồng trẻ ra ở riêng, không phải bận tâm về cậu và ông ngoại. Lúc ấy, tóc ông cũng ngả màu.
Ông Khải bảo rằng, đời ông có hai việc lớn, một việc đã làm xong, còn người cha già, phần đời còn lại ông sẽ phụng dưỡng, làm tròn đạo hiếu của một người con. Nhưng số phận thật nghiệt ngã, Tùng vừa lấy vợ được 3 tháng thì bị tai nạn giao thông mất. Ông trồng cây đến ngày hái quả nhưng đâu ngờ rằng, cháu mình lại ra đi như vậy. Không thể nói hết được người đàn ông ấy đã đau đớn đến nhường nào.
Tùng mất khi hai vợ chồng chưa có con, thấy cháu dâu còn quá trẻ, tương lai còn dài, ông đã khuyên cô nên đi bước nữa. Đoạn tang cháu, ông tổ chức cưới hỏi cho cháu dâu. Những người dân ấp bảo rằng ông thật khác người, chẳng giống ai cả, và không ai có thể làm được những việc như thế. Nhưng ông lại nghĩ khác, dù là con cái chỉ 1 ngày cũng nên nghĩa, Tùng xấu số, hai vợ chồng không có duyên ăn ở đời kiếp, không lẽ chỉ vì thế mà để người ta dang dở vì mình? Cháu dâu cũng khác nào con đẻ của ông?
Ngôi nhà vốn đã vắng nay lại càng thêm hoang lạnh, mất mát quá lớn khiến nỗi buồn đeo đẳng khiến người cha già sức khỏe ngày càng yếu đi. Một ngày ông thổ huyết ra nhiều, ông Khải đưa đến bệnh viện mới biết cha bị ung thu phổi, thời gian còn lại chẳng bao nhiêu. Bất hạnh chồng chất, ông Khải suy sụp đến mức tưởng chừng như gục ngã, nhưng vì thương cha già ông đã cố gắng gượng.
Để có tiền chữa bệnh cho cha, ông Khải đã bán đi mảnh đất và ngôi nhà đang ở. Sau đó, hai cha con ông dìu dắt nhau ra mảnh đất ven đường làng đóng lấy 4 cái cọc,căng tấm bạt lên để tá túc qua ngày. Vào những ngày gió bão, căn lều bị gió đánh bật tung và cuốn lên trời, người ta vẫn nhìn thấy cảnh ông cõng cha chạy trong mưa… Mọi cố gắng của ông Khải cũng không cứu được cha qua cơn bạo bệnh. Cha ông đã ra đi vào một ngày buồn cuối năm 2010, ba ông cháu ngày ấy giờ chỉ còn lại một mình ông Khải trên cõi đời. Vậy là, đời ông Khải chẳng còn gì ngoài túp lều tạm, mới gần 50 tuổi mà tóc ông đã bạc trắng. Tiền không có, nhà đã bán, người thân chẳng còn ai, ông Khải đã nghĩ đến chuyện nương nhờ cửa phật để quên đi những ngày tháng buồn dài đã trải qua.
Bỏ đi biệt tích ngày cuối năm
Nhưng đúng vào lúc bĩ cực nhất, người đàn ông nghèo này bỗng dưng đổi vận vì trúng số độc đắc. Người ta kể lại rằng, số tiền 70 triệu đồng ông Khải bán nhà đến lúc cha ông mất vẫn còn dư lại 3 triệu. Bên cạnh nhà ông có anh bán vé số, gia cảnh cũng nghèo mạt và phải nuôi con nhỏ, đồng cảm với nhau nên ngày nào ông cũng mua ủng hộ người hàng xóm. Sáng ngày 13/8/2011, ông đã mua giúp người bán số 27 vé. Đến chiều hôm ấy, còn tấm vé cuối số 228950 của đài Đồng Tháp, anh đã mời rất nhiều nhưng không có khách nào mua. Trước giờ quay số đúng 30 phút, anh đã mang tờ vé số may mắn ấy đến gán cho ông Khải. Tự đáy lòng, ông Khải cũng hy vọng mình được trúng số, chỉ cần giải khuyến khích đủ để ông mua lấy một mảnh đất, dựng một ngôi nhà nhỏ và lấy chỗ hương khói cho người thân…

Và quả thật, tối hôm qua khi có kqxs ông đã trúng thưởng, không phải giải khuyến khích mà là giải độc đắc với số tiền lên đến 1,5 tỷ đồng. Điều đáng nói, số tiền khổng lồ đó, ông dùng hầu hết làm việc thiện. Chỉ đến khi số tiền còn lại rất ít, ông mới nghĩ đến bản thân. Năm 2012, ông mua miếng đất nhỏ trị giá hơn 40 triệu đồng, định dựng tạm căn nhà để che mưa che nắng sống nốt phần đời còn lại. Không ngờ, người chủ xấu bụng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của ông để bán mảnh đất nông nghiệp, không giấy tờ chứng nhận.
Chưa bao giờ người ta thấy ông khóc, cả những lúc đau khổ vì mất người thân. Khi đổi đời nhờ trúng số, người đàn ông ấy cũng không cười hả hê, hoan hỷ vì vui sướng. Ngay cả lúc bỏ tiền tỷ làm đường, xây cầu cho dân đi cũng vậy, khuôn mặt ông Khải cứ lặng lẽ, ưu tư như chính cuộc đời ông. Chỉ khi đang đổ móng xây nhà, cơ quan chức năng đến yêu cầu dừng lại, mắt ông mới rơm rớm. Tưởng rằng cho để rồi nhận nhiều hơn, nhưng những gì ông Khải nhận lại đều là quả đắng.
Người ở ấp An Bắc kể lại rằng, Tết năm 2013 đã không trọn vẹn vì thiếu vắng ông. Người ta buồn, nhớ và lo lắng về tương lai cuộc sống của ông Khải, không hẳn vì biết ơn những gì ông đóng góp, đã làm cho dân ấp, mà bởi vì ở ông có một tấm lòng của một Lục Vân Tiên giữa đời thường.
Người ta thường nhắc đến ông để răn dạy con cháu, lấy đó làm tấm gương mà học theo. Về cuộc đời thăng trầm của ông Khải, những người dân chân chất nơi đây đều nhớ rất rõ. Cả đời ông nghĩ và làm cho người khác. Cả số tiền lĩnh thưởng kia, nếu như người khác sẽ giữ khư khư của cải cho bản thân, với ông Khải thì khác, ông đã dùng gần hết 1,5 tỷ đồng tiền thưởng để làm việc thiện, giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ trong làng. Những cây cầu bắc qua con kênh và đường ấp An Bắc to đẹp như bây giờ đều là tiền mà ông Khải đóng góp.