follow us

Facebook
Google+
Pinterest

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Cảm phục tấm lòng chàng rể miền Tây

Nghe ai nói đừng gả con gái về miền Tây, đàn ông xứ đó nhậu và dữ dằn với vợ con lắm, là bà Út Chạy không chịu. Rể út bà là người miền Tây. Thử đốt đuốc kiếm khắp vùng miền Đông này, mấy người được như vậy? Mọi người gật đầu công nhận: “Rể bà quá tuyệt vời. Nhưng, đâu dễ được mấy người!”.

Anh Năm Hải chăm sóc vết thương cho má vợ
DUYÊN NỢ
Ba má sinh được sáu anh chị em, chỉ có Năm Hải (Trần Công Thủy) bỏ xứ Cần Thơ “gạo trắng, nước trong” lên lập nghiệp ở miền Đông. Học xong lớp tài công, anh chạy tàu tuyến Cần Thơ - Tây Ninh. Khi lên chở tro dừa, hàng khô, khi xuống chở mì, tiêu… Năm 1993, chàng tài công 26 tuổi quen biết và đem lòng yêu thương cô gái 19 tuổi tên Út Hà, bán hàng khô ở chợ Tây Ninh. Nhà có hai chị em gái, chị Hai đã theo chồng, Út Hà ở với má. Đang tính chuyện hôn nhân thì Út Hà bể nợ. Tuổi còn trẻ, lại chưa có kinh nghiệm buôn bán, vốn liếng thì rơi rụng, tiền hàng nợ mẹ đẻ nợ con, cô Út nợ một trăm mấy chục triệu, không có khả năng trả. Hai má con chỉ có căn nhà xập xệ, nhỏ xíu, bán chắc cũng chẳng ai mua. Phương án tệ nhất là bỏ trốn, hoặc thế chấp… người. Biết hoàn cảnh của người yêu, Năm Hải quyết định dốc hết tiền gom góp trong nhiều năm, trả nợ giùm. Chàng Lục Vân Tiên “đời mới” cứu người đẹp qua cơn hoạn nạn và câu chuyện kết thúc có hậu bằng một đám cưới nho nhỏ. Cũng chỉ có đại diện hai gia đình và bà con chòm xóm mấy người. Năm Hải bỏ nghề chạy tàu, ở lại làm rể miền Đông, với những khó khăn mà lúc đó anh chưa lường hết được.

Anh Năm Hải thường qua dọn dẹp giường cho má vợ rồi mới đi làm
LỜI KỂ CỦA MÁ VỢ
“Đời tôi cực lắm. Một mình nuôi hai đứa con gái, trong khi sức khỏe của tôi thì gió thổi lớn chút là bay. Năm nay 80 tuổi, bệnh tật đầy người. Nói thiệt, không có thằng rể út, chắc tôi chết lâu rồi. Ở với Năm Hải 20 năm nay, tôi hiểu nó lắm. Mỗi lần tôi bệnh, là tội thằng Năm. Cách đây hai năm, Hội Phụ nữ P.2 (thị xã Tây Ninh) vận động cất cho tôi căn nhà đại đoàn kết, nhưng không có đất, thằng Năm tặng má vợ 5m đất chiều ngang kế bên nhà nó, nên tôi có được căn nhà mới ở khu phố 5, P.1. Về được nhà mới ít bữa, tôi đổ bệnh, tưởng chết, đang khuya phải kêu con rể chở ra trạm y tế phường. Thấy tôi thở không được, trạm y tế giới thiệu lên bệnh viện tỉnh. 22g, nó chạy xe ào ào chở tôi đi cấp cứu. Tôi mệt lắm, nhưng cũng ráng sức níu chặt yên xe cho khỏi ngã. Nằm ở bệnh viện tỉnh nửa tháng, rồi được chuyển lên Bệnh viện Lao (BV A2 Tây Ninh) một tháng, một tay thằng Năm chăm sóc cho tôi ăn uống, thuốc men. Đồ tôi thay ra, nó đem giặt. Lúc tôi yếu quá, nó còn tắm rửa, lau người cho nữa. Trong viện, ai cũng tưởng nó là con trai tôi chớ không phải rể. Mình còn con gái, sao để con rể làm chuyện này, tôi nói: “Con cứ để hai chị em nó giặt đồ cho má. Nếu tụi nó không giặt thì má giặt”. Thằng rể không nói gì, cứ lặng lẽ làm.
Cách đây một tuần, tôi dậy đi tiểu đêm bị trượt chân té, kêu các con, cũng chỉ có thằng rể út chạy tới. Nó chở tôi đi bác sĩ, khâu vết thương, mua thuốc uống. Những ngày đau bệnh nằm một chỗ, nó cho tôi tiền xài. Tôi thương thằng Năm Hải quá, quê dưới Cần Thơ cũng năm sáu anh em, mà nó lủi thủi một mình ở đây. Chị gái nó bị liệt, nằm lật qua lật lại mà có về chăm sóc được mấy bữa đâu. Từ ngày về làm rể nhà tôi, nó chưa sướng được ngày nào. Làm nghề chạy xe ôm, mưa nắng, gió rét, sức khỏe nó cũng xuống rồi. Năm nay mới 45 tuổi mà già ngắc, trong người đủ thứ bệnh, đau tim, đau bao tử, thấp khớp. Vừa phải về quê dưỡng bệnh mấy tháng mới lên đó. Nó tính tiếp tục chạy xe ôm, mà không biết còn chạy nổi không. Nói ngay, tôi lo thằng Năm bị bệnh còn hơn lo thân tôi”.

Trần Văn Cảnh 15 tuổi con trai anh Hai, được ba phân công đi kèm bà ngoại
…NƯỚC MẮT CHÀNG RỂ THẢO
Ngồi kể chuyện cuộc đời, nước mắt chảy ướt má, anh Hải nói mình rất thương má vợ vì bà không được khỏe. 20 năm làm rể, hàng xóm, bạn nghề, ai cũng thương anh hiền lành, thiệt thà. Nhớ lại hồi mới sinh con trai đầu, anh không nghĩ mình làm được nhiều việc như vậy. Hàng ngày, 1g sáng anh đã dậy, đạp xe mấy chục cây số lên rừng Xa Mát kiếm củi về bán. 5g tới nơi, đốn được hơn thước củi, chở về tới nhà đã sang chiều, vừa mệt vừa đói. Hết gạo, anh lội đồng bắt ốc về bán. Những ngày đầu, thấy lũ đỉa con nào con nấy bằng ngón tay cái bơi loằng ngoằng, đeo bám đầy chân, anh chạy tuốt lên bờ. Sau nghĩ thương vợ con, thương má già, anh liều nhào xuống, riết rồi hết sợ đỉa luôn.
Dành dụm được mớ tiền, anh mua chiếc xe 67 cũ, chạy xe ôm. Nghe vợ chê xe “cùi bắp”, anh đổi sang mua xe Dream, sau lại đổi sang chiếc Wave, chạy cho đến bây giờ. Anh nói, ba má dưới quê mất cả rồi, giờ chỉ còn má vợ, bà có khó một chút thì vẫn là má mình, phải lo cho bà. “Má vợ tôi ăn ít lắm, nhưng bà hút thuốc và uống cà phê ngày ba cữ. Đi bán vé số ngày được mấy chục ngàn đủ ăn buổi trưa. Chiều tôi ở nhà nấu cơm, lúc nào bà về thì bới qua cho bà ăn. Quần áo, mùng mền của bà, tôi phải qua dọn dẹp, chứ 4g bà đã dậy kêu tôi chở ra chợ rồi”.
Mấy năm chạy xe ôm, dành tiền mua được thửa đất tuốt trong hẻm thuộc khu phố 5, P.1, thị xã Tây Ninh, anh cắt nửa đất tặng má vợ cất nhà, là muốn bà ở cạnh con cháu. Vợ chồng Năm Hải được ba người con. Cậu con lớn 20 tuổi, đã đi làm công ty phụ ba má. Cậu thứ hai học tới lớp 9, thi không đậu nên ở nhà. Năm Hải cắt cử con trai qua ở chung với bà ngoại, ban ngày hai bà cháu cùng đi bán vé số cùng đi bán tờ dò xsmn để thêm đồng ra đồng vào, ban đêm ngủ canh chừng bà. Cô con út còn đang học tiểu học. Út Hà vợ anh, năm nay 39 tuổi, nhưng còn “mướt” lắm, như anh em xe ôm nói vui. Chị phải coi quầy hàng khô ở chợ cách nhà bốn cây số, lại kiêm nghề trông giữ xe máy nên rất ít khi về nhà. Việc nhà cửa, con cái, cơm nước và lo cho má, tất tật trút lên vai chồng. Hiện đang nghỉ bệnh nên Năm Hải có điều kiện lo việc nhà nhiều hơn. Sắp tới, nếu sức khỏe ổn định, anh sẽ tiếp tục chạy xe ôm. Hàng ngày, công việc của anh vẫn là dậy sớm chở má vợ ra bến xe bán vé số và tờ xem kết quả sxmb. Trưa về lo cơm nước, giặt đồ cho con và má vợ, rồi lo xế chiều bà Út đi bán về có cơm ăn…

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Xuân Lan chuyển sang nghề bán vé số để nuôi con

Khác với hình ảnh kiêu kỳ và đầy quyền lực mỗi khi sải bước trên sàn diễn thời trang, siêu mẫu Xuân Lan lại gây bất ngờ với hình ảnh người phụ nữ bán tờ xem xsmn và xổ số trong bộ phim "Bếp Của Mẹ".
Đây là lần đầu tiên Xuân Lan phải hóa thân thành một bà mẹ đơn thân, sống ở vùng quê, trồng rau, nuôi vịt và hằng ngày phải đi bán vé số để nuôi con nhỏ. Khách hàng quen thuộc của siêu mẫu bán vé số là đôi vợ chồng Đức - Hạnh (do Thái HòaLê Khánh thủ vai). Thương cảnh bà mẹ đơn thân phải "lặn lội thân cò" nuôi con, bố Đức (Thái Hòa) vẫn mua giúp vé số mỗi ngày và Đức thường hay lên trang xosowap xem kết quả sxmb. Cho đến một ngày, "thân cò" lặn lội ngày xưa hóa thành "thiên nga" xuất hiện trước sân nhà của gia đình Đức - Hạnh...
Xuân Lan 'chuyển nghề' bán vé số để nuôi con
Xuân Lan 'chuyển nghề' bán vé số để nuôi con
Xuân Lan 'chuyển nghề' bán vé số để nuôi con
Xuân Lan 'chuyển nghề' bán vé số để nuôi con
Xuân Lan 'chuyển nghề' bán vé số để nuôi con
Xuân Lan phải hóa thân thành một bà mẹ đơn thân, sống ở vùng quê trồng rau
nuôi vịt và hằng ngày phải đi bán vé số để nuôi con nhỏ
Do thủ vai nhân vật đi bán vé số dãi nắng dầm mưa, nên khi diễn, Xuân Lan phải bịt kín từ đầu đến chân, chỉ chừa hai con mắt. Xuân Lan còn nói đùa rằng, nếu đạo diễn Minh Doflim không cho nhân vật bà mẹ bỏ khẩu trang thì cứ tìm người đóng thế cũng được, vì chẳng ai thấy mặt cô siêu mẫu đóng phim.
Đặc biệt hơn nữa, ngoài đời Xuân Lan cũng đang phải chăm sóc bé Thỏ. Do con gái còn nhỏ và không có ai chăm sóc, nên siêu mẫu đành phải dắt theo bé Thỏ lên phim trường cùng mình. Ngay sau khi hoàn tất vai diễn, Xuân Lan đã đưa con gái dạo chơi trong trung tâm mua sắm. Bé Thỏ cười tít mắt và vô cùng vui sướng khi được mẹ dẫn đi chơi.
Xuân Lan 'chuyển nghề' bán vé số để nuôi con
Xuân Lan 'chuyển nghề' bán vé số để nuôi con
Ngoài đời Xuân Lan cũng đang phải chăm sóc bé Thỏ. Do con còn nhỏ và
ở nhà không có ai chăm sóc nên siêu mẫu đưa con gái lên phim trường cùng mình
”Bếp Của Mẹ” là một phim truyền hình về đề tài gia đình. Bộ phim là câu chuyện xoay quanh gia đình hai vợ chồng Đức - Hạnh (Thái Hòa, Lê Khánh) và hai người con Diệu Hiền - Cu Ben (Mỹ Sang - Hoàng Quân thủ vai) cùng những người hàng xóm miền ngoại ô ven sông. Nội dung chính là những vấn đề mâu thuẫn nảy sinh từ mối quan hệ gia đình, cha mẹ, con cái lẫn hàng xóm làng giềng với nhau. Và những mâu thuẫn hiềm khích đó được hòa giải bằng những tình tiết hài hước nhẹ nhàng cùng những món ăn ngon đặc sắc nhờ "Bếp Của Mẹ".
Xuân Lan 'chuyển nghề' bán vé số để nuôi con

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Nguyên do xe ôm bị giết ở nghĩa địa

Sáng ngày 20-1, gia đình tổ chức lễ tang anh Hoàng Hữu Phúc (40 tuổi, hành nghề xe ôm, trú tổ 15, phường Phù Đổng, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai), nạn nhân vụ giết người cướp xe.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 19 giờ ngày 20-1, người dân phát hiện thi thể anh Phúc với nhiều vết đâm trên cơ thể tại khu vực nghĩa địa phường Trà Bá, TP Pleiku nên báo cơ quan công an.
Nhận định ban đầu rất có thể hung thủ gồm hai người. Sau khi giết anh Phúc đã cướp đi chiếc xe máy hiệu Sirius.

Gia đình đang tổ chức lễ tang cho anh Phúc

Hai vợ chồng anh Phúc ở nhà thuê, hoàn cảnh hết sức khó khăn. Anh là lao động chính trong gia đình, vợ là chị Trần Thị Muộn, 39 tuổi, hành nghề bán vé số dạo và tờ dò kết quả xsmn để có thêm đồng ra đồng vào. Hai đứa con đầu 16 tuổi và 15 tuổi đã bỏ học đi làm, hai đứa nhỏ đang học lớp 2 và 4.
Anh Hồ Đức Trường, phường Trà Đa, cùng hành nghề xe ôm, cho biết anh Phúc chạy xe ôm đã hơn 10 năm nay. “Sáng hôm qua, Phúc có khóc rồi tâm sự với tôi rằng không có tiền sắm cho vợ con ăn tết, tôi đã hứa cho mượn 4 triệu mà nó kịp lấy nữa”.
Hiện cơ quan công an vẫn đang tích cực điều tra, làm rõ vụ việc. Xem thêm sxmb cho những bạn ở miền Bắc, thông tin kết quả xổ số cập nhật đầy đủ

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Người phụ nữ ăn hoa thay cơm: "Quýt làm cam chịu"

Ấp Chánh (xã Tân Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) đang xôn xao về một số bài báo viết về trường hợp bà Hồ Thị Liên (53 tuổi) 7 năm ăn hoa vạn thọ thay cơm. Chúng tôi đã bị hụt hẫng khi tìm về ấp Chánh. Hụt hẫng bởi sự im lặng lạnh nhạt, bởi những cái nhìn thờ ơ, cau có. Hụt hẫng bởi thông tin rõ ràng, hấp dẫn được phơi trên mặt báo mười mươi như thế lại hoàn toàn sai sự thật.
"Quýt làm cam chịu"
Lần theo nội dung một số bài báo viết về người đàn bà ăn hoa vạn thọ thay cơm suốt 7 năm trời ở Long An, chúng tôi hào hứng vượt gần 100 cây số đi tìm "dị nhân" đặc biệt này. Quần cả buổi sáng xung quanh diện tích nhỏ bé của một cái ấp, hỏi về bà Liên ăn hoa vạn thọ thì chỉ nhận được những cái lắc đầu thờ ơ.
Nghe kể chi tiết về bà Liên: "Nhà cô Liên chỉ có một mẹ một con thôi. Ngày xưa làm nghề buôn ve chai sau chuyển qua vé số và tờ dò kết quả sxmb để kiếm thêm thu nhập có đồng ra đồng vào. Nghèo túng khó khăn lắm. Cách đây ba năm, nhà nước đã xây nhà tình thương cho mẹ con cô ấy và thoát nghèo rồi. Giờ chỉ còn "danh hiệu" cận nghèo thôi". Vậy giấc mơ mà bà Liên kể cho báo chí viết rằng bà gặp người ăn xin cầm bông vạn thọ trên tay rồi từ đó, bà bỗng chán cơm, ngao ngán dầu mỡ mắm muối, bà thèm ăn bông vạn thọ luôn? Ông Trắng - người trong ấp Chánh suy luận: "Cô Liên yếu đuối, bệnh tật suốt nên người nhiều lúc không được bình thường đâu".
Và chính cái sự chẳng bình thường ấy của bà Liên mà câu chuyện ăn bông vạn thọ trở thành đề tài hót của cánh nhà báo chuyên săn chuyện lạ. Từ ngày bà Liên được đăng báo, có nhiều người ở tận đâu tìm đến xem bà Liên là một hiện tượng lạ.
Sự thật không đẹp như hoa
Bà Liên sống bao đời ở cái ấp này, bà làm gì, sống như thế nào thì hàng xóm láng giềng đều tường tận. Để xác nhận và chứng minh thông tin vừa nói, ông Trưởng ấp giới thiệu chúng tôi đến gặp bà Nguyễn Thương (tên thường gọi Tư Thương) nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tân Lập Hạ. Bà Tư Thương khi còn đương nhiệm là người thường xuyên quan tâm, sâu sát dân tình, đặc biệt những chị em phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn, sống cảnh mẹ góa con côi như bà Liên.

Bà Tư Thương (trái) và bà Hai hàng xóm
Khi về hưu, nhà bà Thương lại ở gần kề bà Liên, nên chuyện cuộc sống, công việc, tính cách, hoàn cảnh hàng xóm bà Tư Thương nắm trong lòng bàn tay. "Không phải sự thật đâu, ai lại ăn bông vạn thọ trừ cơm đến 7 năm cơ chứ. Từ khi có mấy bài báo đưa lên, Chi bộ ấp đã họp lại với nhau phải yêu cầu đính chính ngay chứ sao lại thông tin không đúng như vậy. Chúng tôi cũng nhắc nhở bà Liên chuyện tung tin cho cánh báo chí. Người ở xa không rõ chứ dân tình sống với nhau cả đời người sao lại không biết ai như thế nào".
Xâu chuỗi sự việc, chúng tôi mạo muội phân tích vấn đề: Ăn bông vạn thọ chỉ là một sở thích chứ không thể dùng thay cơm để duy trì sự sống trong nhiều năm trời như người ta nói. Bông vạn thọ thuộc dòng hoa đắt đỏ, đắt hơn nhiều các loại rau thông thường ở vùng quê như rau muống, rau cải, rau lang… Ở vào hoàn cảnh của bà Liên sẽ không có tiền để mua bông vạn thọ ăn thường xuyên như thế. Huống hồ ăn thay cơm thì đó lại là một khối lượng rau rất lớn mới đắp đầy cái bao tử.
Theo chân bà Tư Thương qua nhà bà Liên, mọi hoài nghi của chúng tôi phần nào được giải đáp. Căn nhà tình thương kiểu ống cửa đóng then cài, không gian vắng tanh, lạnh ngắt. Xung quanh những vạt đất trống trắng cát, không một loại cây rau nào được trồng. Bông vạn thọ lại càng không. Từ nhiều năm nay, nó là như thế. Cuộc sống của mẹ con bà Liên bám víu vào những đồng tiền bán vé số. Bà Tư Thương khẳng định thêm: "Liên nó ốm như cây củi khô, người lúc nào cũng héo rũ. Nó thường ăn mì tôm, bánh mì hay rau cháo gì đó và ít ăn cơm. Nhưng tuyệt đối không có chuyện ăn bông vạn thọ trừ cơm. Bà con lối xóm ở đây đều biết, không thể phủ nhận sự thật được".
"Bà con ấp Chánh không muốn nhắc đến bà Liên ăn bông vạn thọ nữa, cứ là bà Liên bán vé số, buôn ve chai, sống cuộc đời hồn hậu chất phác, đói khổ mà nhiều người thương. Bản thân bà Liên là một người tốt. Hãy giải oan cho lời đồn thổi phi nghĩa về bà Liên giúp bà con chúng tôi với kẻo ít bữa nữa có đoàn nhà khoa học nghiên cứu con người nào kéo về đây, dân chúng tôi lại một phen hổ thẹn". Ông Trắng nói với phía sau xe chúng tôi

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Cẩn trọng với cướp tinh vi giả danh xe ôm

Sau khi mua hai tờ vé số, tài xế xe ôm nói có vé trúng thưởng để ở nhà và đề nghị người bán vé số đi theo về đổi. Trên đường đi, tài xế này lộ nguyên hình là một tên cướp táo tợn, khi dùng dao chém đứt gân tay người bán vé số để cướp tiền và vé số…
Bỗng dưng thành… cướp!
Ngày 3/3, Bệnh viện Đa khoa Hóc Môn (TP Hồ Chí Minh) xác nhận, tối 1/3, bệnh viện này đã tiếp nhận bệnh nhân Mai Thị Mạnh (44 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú quận 12) vào cấp cứu. Nạn nhân nhập viện trong tình trạng đa chấn thương với những vết chém ở bàn tay phải, tay trái. Đặc biệt, ngón áp út bàn tay trái bệnh nhân bị cắt đứt gân, mất nhiều máu.
Kể lại sự việc với phóng viên, chị Mạnh vẫn còn tỏ ra lo sợ khi nhớ lại thời điểm đối mặt với tên cướp đội lốt tài xế xe ôm. Theo đó, hơn 17 giờ ngày 1/3, chị vào đại lý nhận vé số và tờ xem kết quả xsmb để mang đi bán. Hơn ba giờ sau (khoảng 21 giờ 30), số vé số còn lại chỉ còn vài tờ nên chị cố gắng bán hết. Lúc đi bộ qua ngã ba chợ Củ Cải, huyện Hóc Môn, chị được một người đàn ông mua giúp hai tờ vé số. Ông này còn tỏ ra khá vui vẻ, thân thiện khi trò chuyện với chị và hỏi chị có đổi vé số trúng thưởng không, nếu có đổi thì sẽ dẫn đến mối đổi và hứa hẹn sẽ chia hoa hồng cao.
Khi thấy chị Mạnh gật đầu thì người này bảo rằng: "Bà già tôi trúng mấy tờ vé số, nhưng không biết chính xác mấy tờ nên phải tới nhà kiểm tra mới đổi được".
"Ông ta nói, ở gần nơi đó ngoài mẹ ông ta còn có nhiều người khác trúng số. Tuy nhiên do khu vực ở xa, nằm giữa khu dân cư, giáp ranh giữa Hóc Môn và Củ Chi nên rất khó kiếm người đổi, nếu tôi muốn đổi thì lên xe ông ta chở đi...", chị Mạnh kể lại.
Tin lời nói của người đàn ông, chị Mạnh đã lên xe máy đi cùng về xem để đổi những vé đã trúng. Theo lời nạn nhân, người đàn ông chạy xe ôm chạy lòng vòng hướng từ ngã ba chợ Củ Cải rẽ vào đường Phan Văn Hớn rồi về xã Xuân Thới Thượng. Khi đến đoạn đường đất đỏ có bãi đất trống cây cối um tùm, xa khu dân cư tại ấp 5 xã Xuân Thới Sơn (Hóc Môn) thì bỗng dưng người này cho xe dừng lại.

Anh Nguyễn Thành (chồng chị Mạnh) đang chăm sóc vợ tại bệnh viện.
Thấy lạ nên chị Mạnh cất tiếng hỏi: "Sao ông dừng lại làm gì vậy?" thì người này bảo đi vệ sinh. Tưởng thật nên lúc đó chị Mạnh vẫn còn ngồi trên xe nhưng quay mặt đi chỗ khác. Nhưng bất ngờ từ đằng sau, người đàn ông đã cầm dao đe dọa chị Mạnh nhằm cướp túi xách (bên trong có tiền và vé số). Theo phản xạ, chị Mạnh đã quay lại giằng co chiếc túi với tên cướp và bị tên này cắt vào tay gây đứt gân tay.
Vì đau và vết thương chảy nhiều máu, chị Mạnh bị người đàn ông đẩy ngã xuống nhưng chị vẫn cố giữ lấy chiếc túi xách. Giật không được túi xách, người đàn ông đã dùng dao cắt phăng dây túi rồi lấy túi xách của chị Mạnh. Sau đó, hắn lên xe nổ máy và rồ ga định đi thì lúc đó chị Mạnh tiếp tục đứng dậy, vừa giật lấy chiếc túi xách vừa la lớn cầu cứu mọi người xung quanh khiến tên cướp phải bỏ chạy.
Ráo riết truy xét thủ phạm
Theo chị Mạnh cho biết, do biết người đàn ông này thường quanh quẩn ở khu vực chợ Củ Cải (huyện Hóc Môn) chạy xe ôm và ông ta cũng đã nhiều lần mua vé số của mình nên chị mới tin lời đi theo hắn để đổi vé số trúng mà không mảy may nghi ngờ.
"Người này hành nghề xe ôm ở khu vực ngã ba Củ Cải, đi xe Wave màu đỏ, cao khoảng 1m67, tầm 50 tuổi, nói giọng miền Nam, thường hay mua vé số của tôi. Người này có thói quen rất hay xem bong da trên tivi và xem kqxs sau khi mua vé số, ông ta thích sự may mắn. Trong lúc xô xát, tên đó đã nhiều lần xô ngã, rút dao tấn công tôi. Khi có được tài sản, hắn định lên xe rồ ga tẩu thoát nhưng tôi may mắn giật lại được rồi hô hoán nhờ mọi người giúp đỡ. Có lẽ, tên cướp sợ bị phát hiện nên nhanh chóng rời khỏi hiện trường... Tôi nghĩ rằng mình đã may mắn mới sống sót được", chị Mạnh bàng hoàng kể lại.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Thành (chồng chị Mạnh) vui mừng cho biết trong chiếc túi xách mà vợ anh suýt bị cướp có khoảng 29 triệu đồng là tiền dành dụm trong nhiều năm làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Do hai vợ chồng anh thuê nhà trọ tại đường Song Hành quốc lộ 22, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, nên không dám cất tiền tại nhà trọ vì sợ bị lấy trộm, do đó vợ anh luôn giữ số tiền này trong người.
Thường ngày anh Thành làm nghề bốc vác tại một công ty trên đường Nguyễn Văn Bứa, huyện Hóc Môn. Công việc hằng ngày của chị Mạnh là sáng bán báo, chiều bán vé số ở khu vực bến xe An Sương, Trung Chánh (huyện Hóc Môn), chiều hôm xảy ra vụ cướp do vẫn còn mấy tờ vé số chưa bán hết nên chị mới đi qua khu vực chợ Củ Cải rồi mới gặp sự cố.
"Vợ chồng tôi quê ở xã Tịnh Châu huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, vợ tôi vào TP. Hồ Chí Minh gần 10 năm nay kiếm sống. Nhưng tôi chỉ vào đây mới 4-5 năm nay. Sau sự việc xảy ra, tôi thấy thật may mắn khi vợ tôi không bị ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe, đồng thời tài sản của chúng tôi cũng không bị cướp mất…", anh Thành chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên chiều 4/3, Công an huyện Hóc Môn cho biết đã lập hồ sơ vụ việc, ghi nhận lời khai của nạn nhân và đang ráo riết truy xét thủ phạm

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Người Việt hung hăng "hôi" 2 tấn cá điêu hồng

Cơ quan CSĐT Công an huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đang củng cố hồ sơ để làm rõ vụ “cướp” hơn 2 tấn cá xảy ra tại xã An Bình.
Theo kết quả xác minh ban đầu, khoảng hơn 2 năm nay, anh Võ Thanh Phong (SN 1982, quê quán ấp Đông Huê, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đến xã An Bình thuê mặt nước để neo 2 bè nuôi cá. Mỗi bè cá có kích thước 6m x 10m, được anh Phong thả khoảng 28.000 con giống/bè. Thời gian nuôi khoảng 6 - 7 tháng thì thu hoạch.
Bất ngờ, chiều 20/2, anh Phan Văn Hữu (SN 1985, ngụ ấp Phú Thuận, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ) cũng làm nghề nuôi cá bè cùng hàng chục người lạ đi trên ghe kéo đến bè cá của anh Phong.
Anh Hữu tuyên bố, do anh Phong thiếu tiền nên sẽ bắt cá trừ nợ. Chưa kịp phản ứng, anh này bị 2 người khống chế cùng lời hăm dọa "đập chết". Vì chỉ có một mình, anh Phong đành ngồi nhìn những người này ngang nhiên xuống bè kéo cá lên. Qúa chán nản anh phong đã mua tờ vé số trong ngày, tối về xem kqxs thì được biết mình trúng giải vớt vát, quá mệt mỏi trước sự việc anh Phong đã trình báo chính quyền.
Sự việc được nhiều người xung quanh phát hiện nên điện thoại báo chính quyền địa phương. Khi công an xã đến nơi, nhóm người của của anh Hữu mới dừng và tuyên bố đã bắt 700kg cá để trừ nợ.
Khi đang xem bong da trên tivi thì khoảng 12h ngày 21/2, trong lúc anh Phong rời bè đi mua hàng, anh Hữu cùng một số người khác tiếp tục kéo đến bắt cá. Khi được các chủ bè gần đó báo tin, anh Phong quay về và lực lượng công an xã đến, nhóm anh Hữu mới dừng và tuyên bố đã bắt được hơn 1.500kg cá cũng với lý do “trừ nợ”.
Khi được mời lên trụ sở công an xã làm việc, anh Phong khẳng định không nợ anh Hữu. Theo lời nạn nhân, trước đây anh cùng Trương Bình Khương (ấp Tân Vĩnh, xã Trường An, TP.Vĩnh Long) đến mua cá của anh Hữu.
Việc mua bán do Khương trực tiếp giao dịch, ghi giấy nợ với Hữu, nhưng sau đó Khương không thanh toán tiền. "Việc không thanh toán tiền là trách nhiệm của Trương Bình Khương, không liên quan đến tôi", anh Phong nói.
Lấy cớ này, anh Hữu ngang nhiên đến bè của anh Phong “cướp cá” để trừ nợ.
Sau khi lấy lời khai ban đầu, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Vĩnh Long, Công an huyện Long Hồ, Viện KSND huyện Long Hồ đã họp và thống nhất hướng xử lý nghiêm hành vi ngang nhiên “cướp cá” này.

“Người tốt” cho tiền mua xe

Cuộc sống gia đình khó khăn, từ nhỏ chị T.N.T (SN 1970, ngụ quận 8) phải bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau để phụ giúp ba mẹ. 
Sau khi lấy chồng dọn ra ở riêng, chưa có việc làm nên chị T. đi bán vé số và tờ dò kết quả xsmb kiếm thêm thu nhập mỗi ngày. Một ngày cuối tháng 3-2011, ngồi dưới gốc cây với tâm trạng buồn rười rượi vì chưa bán được tờ vé số nào, thì niềm vui bất ngờ đến với chị T. Một phụ nữ trạc 50 tuổi với vẻ mặt hiền lành, phúc hậu trong bộ quần áo lộng lẫy vỗ vai hỏi thăm sức khỏe, gia đình, công việc của chị. Vốn thật thà, sau một hồi nói chuyện, chị T. đã kể hết gia cảnh của mình cho người phụ nữ nghe.

Người phụ nữ nhìn chị T. với ánh mắt thương cảm và hứa sẽ giúp đỡ để chị vươn lên thoát nghèo. Biết ước nguyện của chị T. là có một chiếc xe máy và chiếc tivi để chồng chạy xe ôm ban ngày tối về xem bong da giải trí qua ngày, người phụ nữ đề nghị giúp chị T. mua xe trả góp với lãi suất thấp. Người này hứa sẽ tặng chị T. số tiền đóng ban đầu lúc mua xe, số còn lại chị T. sẽ trả từ từ. Quá vui mừng vì gặp người tốt bụng, chị T. đồng ý ngay lập tức.

Người phụ nữ tốt bụng hướng dẫn chị T. chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để vay tiền và buộc hai vợ chồng chị học thuộc lời thoại đã soạn sẵn. Theo đó, công việc hằng ngày của chị T. sẽ bán tạp hóa, còn chồng là tài xế taxi. Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hai vợ chồng chị T. vui mừng cùng đi với người phụ nữ đến cửa hàng xe máy M.N.A trên Tỉnh lộ 10 (P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân) để mua chiếc xe Nouvo trị giá hơn 32 triệu đồng. Cảm động trước tấm lòng “bồ tát” của người phụ nữ, hai vợ chồng chị T. cảm ơn liên tục. Người phụ nữ đưa cho chị T. 8 triệu đồng để thanh toán chi phí ban đầu của chiếc xe và “xin lại” 2 triệu tiền làm giấy tờ. Khi các khâu mua xe đã xong, người phụ nữ dắt chiếc xe đến cho vợ chồng chị T. xem. Đó là chiếc xe tay ga hiệu Nouvo màu vàng, nhìn vô cùng bắt mắt. Sau khi ngắm nghía, người phụ nữ dắt xe vào lại trong cửa hàng. Vợ chồng chị T. thắc mắc thì người phụ nữ trấn an: “Xe chưa có giấy tờ và chưa hoàn tất tiền bạc, nên chưa lấy được, họ hẹn ba ngày nữa”. Tin ân nhân, hai vợ chồng nghèo chia tay người phụ nữ ra về. Ba ngày sau họ tới lấy xe thì chủ tiệm cho biết, người phụ nữ mà họ “ủy quyền” đã lấy xe trước đó. Không hề nhận được xe nhưng hiện nay số tiền gốc lẫn lãi hai vợ chồng chị T. nợ ngân hàng đã lên con số vài chục triệu đồng.

22 năm dắt chồng mù cuốc bộ hát rong

Chen lẫn trong dòng người xuôi ngược giữa trời chang chang nắng tại Vũng Tàu, một cặp vợ chồng già trạc tuổi 70, ông mù lòa, vai đeo đàn ghi ta và bình ắc-qui, miệng hát; còn bà dắt ông bằng một sợi dây, tay ngửa nón xin tiền. Để rồi sau một ngày mưu sinh cực nhọc, ông bà lại bắt xe buýt vượt hơn 100 km trở về La Gi (Bình Thuận), nơi ấy là tổ ấm của họ cùng 2 người con trai nghèo khổ quanh năm. 
Theo tờ tin bong da cho hay ông tên là Nguyễn Văn So, bà là Trần Thị Sưa (người dân tộc Chăm). Họ đã hát rong như thế suốt 22 năm qua. Để kiếm được trên dưới 100 ngàn đồng, vợ chồng người già này phải cuốc bộ hơn 30 km khắp nẻo đường, góc phố và hát cả trăm bài nhạc vàng. Nhưng khát vọng lớn nhất của họ không chỉ đi hát kiếm tiền mưu sinh, mà để thỏa mãn ước mơ làm ca sĩ và chia sẻ gánh nặng về kinh tế cho hai con trai nghèo khổ. 
22 năm làm “ca sĩ đường phố” 
Chợ Phước Thắng (phường 11, TP.Vũng Tàu) trưa Quốc khánh 2/9 đông hơn ngày thường bởi nhiều người dân hiếu kỳ đến xem hai ông bà già hát nhạc vàng giữa trưa nắng với bước chân nặng nề mệt nhọc. Giọng ông cụ phát ra từ chiếc loa nhỏ cũ kỹ đầy thương cảm: “Phố đêm đèn mờ giăng giăng, mầu màu tím như vì sao cúi đầu ngủ yên. Phố đêm tìm người phong sương, chinh chiến từ lâu rồi có niềm riêng mơ ước”. 
Mặc dù cố rướn cao cổ họng để tiếng hát to hơn, song chẳng thấm vào đâu so với tiếng ồn của người xe qua lại. Từng lời hát đầy thương cảm như thấm vào gan ruột đối với những ai yêu những bản tình ca thủa trước.
Không kìm lòng được trước tiếng hát khắc khoải của ông cụ, khách vòng xe lại xin biếu ông bà 20 ngàn. Bà cụ ngẩng mặt lên, rưng rưng đôi mắt “cảm ơn cậu, cảm ơn rất nhiều”. Nói rồi, bà cụ quay người lại, trìu mến nói với ông: “Ông ơi nghỉ lát đi, trời nắng quá rồi”.
Bà cụ dẫn chồng tới bên lề đường, dưới gốc cây xà cừ, bà bắt đầu câu chuyện bằng những giọt nước mắt. Giọng bà khàn đục: “Hơn 22 năm rồi. Đời hát rong lấy niềm vui của người khác làm cuộc sống của mình. Ở tuổi như tui đáng lẽ phải được nghỉ ngơi bên con cháu, song con tui, chúng quá nghèo khổ. Biết là hát rong cực nhọc, nhất là tuổi già rồi. Tui không muốn là gánh nặng cho con tui. Mỗi ngày đi chừng 30km khắp nẻo đường. 22 năm làm ca sĩ đường phố, nhiều nỗi buồn, cực nhọc lắm chú ơi. Trời lấy đi của ông ấy đôi mắt, nhưng lại phú cho ông ấy cái giọng và ngón đàn. Tui làm con mắt cho ông ấy”.
Còn sức, còn hát
Hơn 22 năm mưu sinh bằng nghề hát rong và bán tờ dò kqxs trên quảng đường đi hành khất, ông So và bà Sưa có quá nhiều chuyện vui buồn, đau khổ. Ông không còn nhớ đôi chân ông đã đi mòn bao đôi dép, bà không còn nhớ những con phố bà đã đi qua, song có một điều không bao giờ quên được, đó là tấm lòng nhân ái và sự cưu mang của những ai đã cho ông bà từng ngàn tiền lẻ. 
Ba năm về trước, ông bà vừa bán vé số, vừa hát rong, song nhiều kẻ đã tham lòng giả vờ mua rồi cướp luôn cả tập vé. Ông mù lòa chẳng thấy đường, còn bà gào khóc giữa đêm mưa. “Sau lần ấy, tui không bán vé số nữa. Tập vé số bị cướp, chúng tôi phải hát rong gần hai tháng trời mới trả hết nợ. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua. Chỉ đau khổ lúc đó thôi”, bà Sưa ngậm ngùi chia sẻ.
Không biết bao nhiêu người đã chứng kiến ông So bà Sưa hát dưới trưa nắng chang chang, nhưng không ai đành lòng đi qua mà không cho ông bà mấy ngàn tiền lẻ, khi nghe những ca từ sâu lắng “Đời tôi ngày ngày khi chiều xuống trên thành phố, giọng ca điệu đàn mang về tám hướng tâm tư” như thấm vào gan ruột.
Ông So không nhìn thấy ánh sáng ngoài đời, nhưng ông cảm nhận được giọng hát của ông đang góp phần làm thêm vui cho cuộc sống, làm vơi đi nỗi buồn của ai đó, hoặc khiến người nào nhớ về dĩ vãng kỷ niệm đã qua. Ngày nối ngày, tháng nối tháng, bất kể là mưa hay nắng, ông So, bà Sưa vẫn “ngày ngày trên đường phố”. 
“Nhưng điều khát vọng lớn nhất của vợ chồng tui không chỉ đi hát kiếm tiền mưu sinh, mà để thỏa mãn đam mê và chia sẻ gánh nặng về kinh tế cho hai con trai nghèo khổ. Tuy cực lắm, nhưng có nhiều cái vui lắm. Nhiều người thương cho cả trăm ngàn. Chúng tui chỉ hát nhạc vàng, nhạc Trịnh thôi. Có anh thanh niên đang ngồi trên xe nghe ông ấy hát, đã dừng lại đến cho tiền rồi yêu cầu hát mấy bài khác. Tuy cực nhọc nhưng tui thấy cuộc đời còn nhiều ý nghĩa lắm”, bà Sưa chia sẻ. 
Ông So đưa bàn tay trái cho tôi xem, ông bảo: “Những ngón tay chai sần này là do bấm chặt bàn phím. Mỗi lần cất tiếng hát, tui như hòa mình vào những ca từ, với hi vọng sẽ góp vui cho đời hoặc làm hài lòng một ai đó. Khán giản của tui là những người có tấm lòng nhân ái, những người già và cả những em học sinh”.
Khi hỏi về thời gian hát rong mỗi ngày, bà Sưa cho biết: “Ông bà tui đi từ Bình Thuận lúc 3 giờ sáng. Cứ chỗ nào đông người là hát, kể cả quán nhậu, hay quán cà phê. Lúc nào ông hát mệt quá, tui hát phụ ông ấy. 22 năm qua, ông bà tui sống bằng nghề này, phần để mưu sinh, phần để thỏa mãn niềm đam mê ca hát của mình. 
Cây đàn này đã theo chúng tôi gần 22 năm, nó đã quá cũ nhưng không thể bỏ đi, vì nó là người bạn thân thiết theo nó đánh dấu những ngày đầu đi hát. Đi hát rong nhọc nhằn lắm, nhưng mỗi lần cất tiếng hát thì bao ưu phiền tan biến hết”. Ông bà có định hát rong đến hết cuộc đời? “Có chớ. Còn sức còn hát mà. Hát người khác nghe cũng chính là hát cho cuộc đời mình”, bà Sưa chi sẻ.
Chiều Quốc khánh, TP.Vũng Tàu tấp nập người xe. Ở góc phố bên đường, ông So, bà Sưa lê từng bước chân chậm chạp hát rong kiếm từng nghìn tiền lẻ. Giọng ông So khàn đặc lẫn vào dòng người ngược xuôi: “Sống trên đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không”?

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Sự thật không như người ta nói

Một số người bán vé số và bán tờ xem xsmb, tại khu nhà trọ của bà Thái Thị Liên đã tổ chức chơi bài ăn tiền, với số tiền lớn đã bị lực lượng công an ập vào bắt quả tang.
Nhiều người cho rằng bà Liên là người đứng ra tổ chức sòng bạc để lấy tiền tiêu xài, cá độ. Tuy nhiên, sự thật không hề giống những lời đồn thổi ấy.
Bà Liên phân trần về việc bị công an ập bắt quả tang.
Đột kích nửa đêm
Ngày 25/3, phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), công an TP.HCM cho biết lực lượng này đã phối hợp cùng với công an quận 1 (TP.HCM) triệt phá tụ điểm đánh bạc, bắt giữ hàng chục đối tượng cùng một khoản tiền lớn tại số nhà 278 đường Võ Văn Kiệt (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP.HCM). Ngay sau đó, công an TP.HCM đã bàn giao các đối tượng trên cùng các tang vật có liên quan cho công an quận 1 (TP.HCM) để điều tra theo thẩm quyền.
Theo thông tin từ cơ quan công an, vào khoảng 23h ngày 21/3, các trinh sát đã ập vào kiểm tra sòng bạc nói trên. Cuộc đột kích của cơ quan công an khiến các đối tượng bất ngờ và hoảng loạn. Tại thời điểm đó, sòng bạc có 24 đối tượng đang say sưa sát phạt lẫn nhau. Với lực lượng công an bao vây dày đặc, cộng thêm yếu tố bất ngờ, các đối tượng không có cơ hội thoát thân.
Theo một số người dân kể lại, tại hiện trường, các tang vật bị thu giữ gồm: hơn 63 triệu đồng tiền mặt, 19 điện thoại di động, một bộ xóc đĩa cùng một số tang vật có liên quan khác. Khai nhận tại cơ quan công an, các đối tượng cho biết, người đứng ra tổ chức sòng bạc này là Thái Thị Liên (tức Hai Liên, SN 1952, ngụ quận 1, TP.HCM).
Cũng theo lời kể của một số người dân, để tránh sự chú ý của cơ quan công an, bà Liên thường luân chuyển địa điểm tổ chức đánh bạc. Thời gian hoạt động của sòng bạc là từ 22h đêm đến 5h sáng ngày hôm sau. Mỗi ngày, sòng bạc thu hút khoảng 30 con bạc với số tiền đặt cược từ 100 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/ván. Theo quy định của sòng bạc, mỗi con bạc đến chơi phải đóng 50 nghìn đồng tiền xâu. Vì vậy, mỗi ngày bà Liên thu được khoảng 2 triệu đồng tiền xâu.
Sự thật không như người ta nói!?
PV tìm đến địa chỉ nhà bà Liên tại số 278 đường Võ Văn Kiệt (phường Cầu Ông Lãnh) để tìm hiểu tường tận những thông tin xung quanh sòng bạc này. Trao đổi với chị X. (một người ở trong khu nhà trọ của bà Liên) cho biết: “Bà Liên không tổ chức hay chứa chấp đánh bạc gì đâu. Chẳng qua hôm đó, mấy đứa bán vé số về ngồi chơi cho vui. Số tiền chơi vui cũng chỉ 20-30 nghìn đồng, cao nhất là 100 nghìn đồng, chứ không nhiều nhặn gì. Bà Liên vốn rất tốt bụng, vui vẻ, hòa nhã nên ai cũng rất mến".
Tiến sâu vào phía trong dãy nhà trọ của bà Liên, PV có cơ hội tiếp xúc với ông M. (chồng bà Liên). Ông M. tỏ vẻ không hài lòng, nói: “Sự việc chỉ có nhiêu đó thôi, không to tát gì mà báo chí cứ làm ầm ĩ lên khiến tôi rất mệt mỏi”. Để minh chứng cho những gì mình nói, ông M. dẫn chúng tôi đi mở cửa từng căn phòng trọ ọp ẹp, nghèo nàn được ngăn chia bởi những tấm ván ép đã đổi màu cũ kỹ. Ông M. tiếp lời: “Các chú nhìn đi. Những người thuê phòng ở đây hầu hết đều đi bán vé số. Ngày kiếm nhiều, họ cũng chỉ được 200 nghìn đồng, lấy đâu ra mấy chục triệu mà đánh bài, tới giải trí đơn giản như bóng đá họ cũng không có thời gian dù chỉ bán tán về ket qua bong da vì họ đâu có thông tin để bàn luận”. Vừa dứt lời, ông M. không nói năng gì nữa mà bỏ đi ra sau nhà.
PV vừa định quay ra khỏi khu nhà trọ thì bà Liên đi chợ về. Khác hẳn với không khí xung quanh, bà Liên rất nhiệt tình và vui vẻ khi PV đề cập đến sự việc. Theo bà Liên, căn nhà mà hai vợ chồng bà đang ở là thuê lại của người khác. Sau đó bà lại ngăn ra thành nhiều phòng nhỏ để cho thuê lại. Đa số người thuê phòng đều bán vé số, người lành lặn có, người tật nguyền cũng có. Tại đây, hai vợ chồng bà đứng ra lập một đại lý vé số để kiếm thêm thu nhập và cũng tiện cho bà con trong xóm đỡ mất công phải đi xa để lấy vé số. Những hôm vé số nhiều, bà Liên cũng đi bán để có thêm chi phí sinh hoạt trong nhà.
Khi PV đề cập tới sự việc bà bị bắt vì chứa chấp cờ bạc, giọng bà Liên bỗng nhiên buồn hẳn. Bà nói trong nước mắt: “Chứa chấp gì đâu chú. Thật sự từ trước tới giờ, trong nhà tôi chưa bao giờ có ai bài bạc gì cả. Chẳng qua là khoảng 10h ngày 21/3, có 4-5 đứa trong khu nhà trọ ngồi chơi bài sau một ngày lao động mệt mỏi. Nhiều người xúm lại coi rất đông. Thấy ồn ào, tôi tới coi thế nào thì thấy tụi nó chơi bài ăn tiền thật. Ván ít thì 10 nghìn đồng, nhiều nhất là 100 nghìn đồng. Thấy không có gì to tát nên tôi đi vào trong”.
Bà Liên kể lại: “Không lâu sau đó, công an bất ngờ ập vào bắt quả tang, khám xét hết toàn bộ số tiền trên sàn nhà cũng như túi những người chơi thu được tất cả là 2,5 triệu đồng thôi chứ lấy đâu ra mấy chục triệu. Lập biên bản xong, tôi và những người tham gia chơi bài ngày hôm đó bị mời lên trụ sở công an lấy lời khai và được cho về, chứ không có chuyện tổ chức đánh bạc thu tiền xâu như người ta nói”.
Vụ án chưa khởi tố
Trao đổi với PV về sòng bạc do bà Hai Liên tổ chức, một cán bộ công an TP.HCM cho biết, vụ việc chưa đưa ra khởi tố nên chưa cung cấp được thông tin cho báo chí. Tính chất của vụ việc này không giống như những thông tin “đồn thổi” của người dân và một số trang mạng.

Nhiều tiền chưa hẳn đã giàu

Bà bán vé số và tờ dò kqxs đến gần, đưa xấp vé số mời. Ba nạt: “Để cho người ta ăn, đi chỗ khác giùm”. Bà lủi thủi đi qua bàn khác.
Con len lén nhìn theo dáng bà lầm lũi qua bàn bên kia. May quá, người phụ nữ ngồi bên đó đã buông đũa, cầm lấy xấp vé số.
Cô lần lượt rút 5 tờ vé số đặt lên bàn rồi hỏi: “Bà ăn gì chưa?”. Bà lão lắc đầu. Cô chỉ chiếc ghế trống trước mặt: “Bà ngồi xuống đi”.
Có lẽ bà lão nghĩ phải chờ cô ăn xong mới lấy được tiền nên lặng lẽ ngồi xuống. Người phụ nữ vẫy anh phục vụ lại gần: “Em làm một tô hủ tiếu thịt bằm cho bà nghen”. Anh phục vụ vui vẻ gật đầu. Tô hủ tiếu được bưng ra ngay sau đó. Bà lão như không tin vào mắt mình. “Bà ăn đi, con mời, còn đây là tiền vé số” - người phụ nữ vẫn dịu dàng trong từng lời nói, cử chỉ.
Ba ạ, con luôn nghĩ nhà mình giàu, thậm chí rất giàu. Ba mẹ là những người có tiếng tăm, con được ăn sung mặc sướng từ nhỏ. Ảnh minh họa
Con hết nhìn người phụ nữ lại nhìn bà lão đang ăn uống ngon lành rồi ngắm cô con gái ngồi cùng bàn với cô ấy. Họ là 2 mẹ con. Nhìn cái cách họ vừa ăn vừa trò chuyện, con gái gắp miếng thịt bỏ vào tô mẹ, người mẹ gắp trứng cút bảo cô bé há miệng để đút cho ăn..., con chợt thấy tủi thân vô cùng.
Ba ạ, con luôn nghĩ nhà mình giàu, thậm chí rất giàu. Ba mẹ là những người có tiếng tăm, con được ăn sung mặc sướng từ nhỏ, con muốn gì được đó, việc sang Brazil xem bong da có lẽ sẽ thật xa vời với ai đó còn với con chỉ cần nói 1 cầu nhưng.. con vẫn nghèo. Cho đến trước khi bước vào quán hủ tiếu ấy, con vẫn nghĩ như vậy. Nhưng sau đó và cho đến bây giờ thì con nghĩ nhiều tiền chưa hẳn đã là giàu. Con chưa bao giờ được ba mẹ chăm chút như cách mà mẹ con người phụ nữ kia dành cho nhau. Ba mẹ chưa bao giờ dám cho một người ăn xin quá 2.000 đồng. Cũng chưa bao giờ con thấy ba mẹ dám làm như người phụ nữ kia đã làm.
Giờ đây, con bỗng thấy mình quá nghèo nàn trong một gia đình giàu sang...

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Cửa biển Đà Nẵng và những phận đời bé nhỏ

Những đứa trẻ ngụp lặn dưới dòng nước đục ngầu để cào nghêu, những em bé tha hương khản giọng rao bán vé số, đánh giày… Mỗi em một quê, nhưng đều có điểm chung là gia đình nghèo khó, kiếm từng đồng bạc lẻ giúp gia đình, lo cái ăn hằng ngày cho mình.
Phụ nữ và trẻ em tìm phi trong lớp bùn non nơi cửa biển Đà Nẵng
Mưu sinh nơi cửa biển
12h trưa. Cái nắng gay gắt đã treo lửng trên đầu. Bên dưới chân cầu Thuận Phước (phường Thọ Quang, Sơn Trà), em Hồ Nghĩa Hiền (12 tuổi, ngụ phường Mân Thái, Sơn Trà) đang xắn đôi bàn tay trần bé nhỏ xuống từng khoảnh bùn non mò phi (một loại nhuyễn thể giống như ngao, hến).
Ngày nào cũng vậy, dù nước lớn, nước ròng, thân hình bé nhỏ ấy luôn quyện cùng mùi ngai ngái. Từ đầu tháng cho đến rằm, tại các bãi biển Đà Nẵng có đến hàng trăm trẻ em làm nghề này. Nếu tranh thủ nửa ngày còn lại không đến lớp, Hiền có thể kiếm được 60 ngàn đồng/ngày nếu bắt được 3kg.
Trong khi đó, tại bãi phi Khe Cầu (Thọ Quang, Sơn Trà), bé gái Nguyễn Thị Lê (lớp 8, trường THCS Phạm Ngọc Thạch), không chờ con nước rút mà cho hẳn thân hình nhỏ bé chìm dưới dòng nước đục, chỉ nhấp nhô chiếc nón tai bèo không che hết vạt nắng. Phút chốc em ngoi lên với nắm phi cùng nụ cười mừng rỡ. Dù mới 14 tuổi nhưng Lê đã có “thâm niên” mưu sinh tại các bãi phi cửa biển đến .
Đều đặn, cứ hết giờ học chính khóa, Lê lại cùng nhóm bạn mang theo cào, cuốc, sọt chạy nhanh đến bãi phi để kiếm tiền. Còn mùa hè, ngày nghỉ em có mặt ở đây cả ngày. Nói về lý do khiến em suốt ngày ngâm mình nơi cửa biển, Lê bộc bạch: “Mẹ ốm đau quanh năm, 2 đứa em còn nhỏ, em muốn được tiếp tục đi học thì phải tự kiếm ăn”.
Trời vẫn đang đứng bóng, nhưng đoàn người kéo đến bãi phi mỗi lúc một đông, phần lớn là phụ nữ và trẻ em. “Bao nhiêu năm nay, trẻ con vẫn phải vật lộn kiếm sống tại bãi phi, nhìn mà thấy xót xa quá. Nhưng biết làm sao được, hỏi ra, hoàn cảnh đứa nào cũng nghèo, cũng khổ hết. Chỉ có điều đáng buồn, vì mải mê mưu sinh nên việc học của bọn trẻ thường chỉ qua loa lấy lệ thôi”, bà Võ Thị Hoàng, người phụ nữ cũng đang kiếm sống chính trên những bãi phi này thổ lộ.
Phận tha hương
Mới 6h sáng, em Hoàng Văn Nghị (11 tuổi, quê Gio Linh, Quảng Trị) đã mướt mồ hôi vì đi bộ hết các hàng quán cùng bà ngoại để mời khách mua vé số. “Tranh thủ sáng sớm, mọi người hay ngồi cà phê nên có thời gian nhàn rỗi, vả lại cũng là ngày mới nên mời mọc, họ sẽ ít khi từ chối, la mắng.
Em đi từ 4h sáng, mời hết các bác xe ôm, người buôn bán dọc vỉa hè rồi vào quán hạng sang”, Nghị nói. Cậu bé còn ít tuổi nhưng đã biết được nhiều “chiêu” mời kéo khách, vì hầu hết các ngày cuối tuần và các kỳ nghỉ hè, em lại khăn gói cùng bà đến các thành phố lớn. Bình thường Nghị vẫn tới lớp. Học xong nửa buổi mới đi bán vé số dạo để kiếm thêm thu nhập ở gần nhà, cuối tuần vào Đà Nẵng.Vì người mua vé số hay thường hỏi mượn quyển sổ dò kết quả xsmb nên em luôn mang theo kết quả bên mình.
Sau 1 ngày ngụp lặn nơi cửa biển, Hồ Nghĩa Hiền (12 tuổi) kiếm được 3 ký phi bán lấy tiền đưa mẹ
“Nó mồ côi cha mẹ, mà bà già yếu rồi, muốn cháu có cái chữ sau này đời đỡ khổ nên phải tranh thủ cùng nó kiếm thêm tiền”, bà ngoại 78 tuổi của Nghị nói về đứa cháu.
Ở Đà Nẵng còn có hàng trăm trẻ em quê từ Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thanh Hóa …vào mưu sinh. Như em Vũ Hoàng Công (11 tuổi, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), theo mẹ đến Đà Nẵng khi vừa học xong lớp 5. Gia đình 6 đứa con, sống dựa hoàn toàn vào 2 sào ruộng. Không đủ ăn, chứ chưa nói đến học, nên cứ cuối tuần, hay dịp hè nhà em lại “cắt cử”:
Anh lớn nghỉ học nên theo ba vào Sài Gòn cả năm, em nhỏ hơn và vẫn còn đến lớp nên được “đặc cách” theo mẹ ra Đà Nẵng bán xo so cuối tuần. Công việc thường ngày với những trẻ nghèo ly hương bán vé số bắt đầu từ 5h sáng, đến đại lý vé, rồi rảo bước trên các kiệt, hẻm, kéo dài đến cuối chiều, hoặc đến tận 8- 9h tối, mỗi ngày kiếm được khoảng 40 ngàn đồng.
“Bữa ni người ta đổ về bán vé số đông quá nên cũng khó kiếm được nhiều hơn. Mà hôm ni, tự nhiên trời lại mưa, tập vé số mới chỉ bán được vài tờ”, bà Phan Thị Mai (55 tuổi) cùng đứa con 10 tuổi tên Phan Thị Tuyết Lê (quê Thừa Thiên - Huế) đang ngồi co ro dưới trạm xe buýt, tránh cơn mưa giông giông, bất chợt thở dài lo lắng. Cạnh bên, Lê thỏ thẻ vào tai mẹ: “Tính ra mình đi hàng chục cây số rồi mạ hỉ. Mỏi chân dễ sợ, cái bụng cũng sôi lên rồi…”
Mò được 1 túi phi, Hiền giơ bàn tay cho mọi người xung quanh xem rồi ái ngại: “Nước ăn tay, ăn chân kinh lắm do ngày mô cũng bì bõm, mò mẫm gần chục tiếng đồng hồ dưới nước. Mà đợt ni á, hình như nước đang bị ô nhiễm nên tay chân em thấy lở nhiều hơn”.
Nhìn về phía đám bạn đen đúa, cháy sạm da đang ngụp lặn, Hiền cho biết thêm, mấy người lớn tuổi thì đau lưng, nhức mỏi chân tay, còn trẻ con, đứa nào cũng bị ghẻ lở, nấm chân tay... Nhưng, buồn hơn hết vẫn ở chuyện học hành. Đứa nào may lắm có học lực trung bình, còn lại “đúp” lớp thường xuyên. Không ít bạn nhỏ đã phải bỏ học giữa chừng. Còn chuyện vui chơi, đó chỉ là ước mơ xa vời.
“Em thèm một ngày được đi chơi, đến công viên, đu quay hay đi tàu điện... cùng gia đình lắm. Nhưng cả 9 tháng học, hết giờ lên lớp, em lại đến bãi nghêu, phi rồi. Còn hè đến, cứ phải nói túc trực suốt nơi cửa biển. Nhiều khi 9,10h tối mới đến nhà, lấy đâu ra thời gian mà chơi”, Hiền nói giọng buồn.
Vũ Hoàng Công (11 tuổi) đã biết “tách” khỏi mẹ, tự kiếm thêm chỗ bán vé số để tăng thu nhập
Trong khi đó, nơi góc nhỏ của nhà trọ, Công ngồi xếp lại mấy cuốn tập em mang theo vào Đà Nẵng để ôn. Đang học lớp 6, nhiều chương trình học rất khác và khó hơn cấp 1, cuối tuần cần ôn nhiều, nhưng mỗi lần lôi sách vở ra, mắt em đã “díu lại” vì ròng rã 1 ngày đi bộ hàng chục km. Giấc mơ nhỏ nhoi của cậu là mỗi sáng mẹ “quên” gọi dậy đi lấy vé số để em thoải mái “ngủ nướng” thêm chút nữa.
Dọc dài chuỗi ngày tha hương, ước mơ nhỏ bé trên của Công không phải duy nhất mà còn có Lê, có Nghị và hàng trăm bạn bè cùng trang lứa.
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Bốn (tổ trưởng tổ xử lý người bán hàng rong, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Đà Nẵng) cho biết, hằng năm, Đà Nẵng “đón” hàng trăm lượt người từ các tỉnh thành miền trung đổ về mưu sinh bằng các công việc như bán vé số, đánh giày…và cả xin ăn.
Trong đó hơn quá nửa trẻ em “góp mặt” vào đội quân này, đặc biệt sau Tết và dịp hè. Trước thực trên, Đà Nẵng cũng chỉ biết tuyên truyền, tư vấn để các em không vướng vào tệ nạn, hạn chế những vi phạm pháp luật cũng như những bất lợi có thể xảy ra đối với chính đứa trẻ trong cuộc sống mưu sinh.
Riêng với trẻ em ở các quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), thời gian qua, các cấp cũng tăng cường tư vấn nhầm nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh, hạn chế không cho trẻ em đi làm thêm; tác động vào kinh tế gia đình tạo sự ổn định nhất định để ngăn chặn việc trẻ em phải lao động sớm, không bỏ dỡ học vấn…
“Tuy nhiên, đâu đó cũng có không ít sự vô tâm của các bậc làm cha mẹ đã tự đẩy các em vào cuộc hành trình đầy khổ cực trên”, ông Bốn bộc bạch./.

Câu chuyệnđáng thương về cái bang giang hồ

Khi kiếp sống lương thiện không thể cứu rỗi nỗi thống khổ gặm nhấm tương lai và mơ ước của họ, thì bốn bức tường chật chội trong căn nhà trọ ổ chuột ấy vỡ toác để "phóng sinh" cho những cuộc đời lầm lỡ. Họ chọn cho mình một lối đi riêng, vẫy vùng, bay nhảy, thỏa thê trong một thế giới nhơ nhuốc trần tục. Họ chưa đủ tầm để người đời phong là giang hồ chính hiệu, nhưng họ đủ điều kiện để vận vào thân biệt hiệu: Giang hồ "cái bang". Nhật ký ăn xin đêm Sài Gòn
Cơn mưa đầu tiên của mùa mưa Sài Gòn nhơ nhớp, hơi đất ẩm mốc bốc lên ngai ngái khó chịu, những giang hồ "cái bang" quăng cho tôi cái nhìn gai góc, lạnh lẽo. Ngày hôm sau, tôi không xuất hiện trước mặt họ, tôi đứng từ phía xa và quan sát những người bán vé số dạo, trên tay luôn luôn có quyển dò kqxs để kiếm thêm thu nhập. 6 giờ tối, đường phố bắt đầu lên điện vàng vọt, nhấp nháy.
Trên chiếc xe cúp 50 hoen gỉ, không biển số, một người phụ nữ đội nón trắng, mặc áo choàng rộng thùng thình, mặt che vài lớp khẩu trang, phía trước ngực địu một đứa trẻ, phía sau chở hai đứa lớn hơn một chút ngồi chênh vênh bấu vạt áo nhau. Chị ta phóng xe bạt mạng. Rú ga, nẹt pô luồn lách giữa dòng người đông nghịt trong giờ cao điểm. Tại vòng xoay Nguyễn Tri Phương (quận 5, tiếp giáp với quận 10, TP Hồ Chí Minh), chiếc xe chồm lên vỉa hè, phanh hự một cái, đứng im.
Chị ta xốc nách từng đứa một quăng xuống đất, hai đứa loạng choạng nhưng không ngã. Rồi người phụ nữ ấy tháo từng chiếc bịch treo lủng lẳng trên xe xuống, rải một tấm nilon bắt đầu bán hàng. Hàng của chị ta là vài túi bông dáy tai, vài cục kẹo cao su. Dưới gốc cây cổ thụ trước đèn xanh đèn đỏ của nhánh đường Nguyễn Chí Thanh (quận 10, TP Hồ Chí Minh), chị ta ngồi sụp xuống đất, vẫn trong bộ dạng kín đến tận răng, đứa bé địu trước ngực khóc oe oe.
Hai đứa nhỏ thì vội vã cầm chục tờ vé số lao qua vòng xoay, chen giữa dòng xe, gặp ai chúng cũng ngửa xấp vé số mỏng dính mời chào, còn tay kia chìa ra xin tiền. Phần lớn khách mua vé số bởi thương hại, tội nghiệp hai đứa trẻ con gầy xơ, nhem nhuốc, cáu bẩn. Bán và xin được đồng nào, chúng lập tức chạy về giao nộp cho người đàn bà địu con ngồi dưới gốc cây.
Về phần mình, người đàn bà che kín mặt ấy cũng thu nhập lác đác đồng ra đồng vào chủ yếu bằng sự bố thí. Những món hàng bày bán đó, rất ít người mua. Họ vội vàng ném vài đồng đồng tiền lẻ thương hại vào cái nón ngửa sẵn, khi đèn xanh bật sáng, họ vụt đi. Một tay ôm con, một tay hút thuốc lá phì phèo, nhưng tuyệt nhiên chị ta không bao giờ bỏ khẩu trang ra, hút xong lại bịt kín bưng.

Hai đứa trẻ trước giờ "đi làm"
Khoảng 19 giờ, có người phụ nữ đi xe đạp tới bế con thay ca cho chị kia. Rồi chị kia leo tót lên chiếc xe máy "sắt vụn" lao đi. 23 giờ, khi dòng xe thưa vắng dần, chị ta quay trở lại và những đứa trẻ quy tụ về địa điểm ban đầu thu dọn "đồ nghề" chuẩn bị về. Xe máy chạy trước, xe đạp đuổi theo sau.
Chúng tôi theo dấu của tập đoàn "cái bang" qua cầu Chà Và sang quận 8 (TP Hồ Chí Minh). Con hẻm nhỏ trên đường Cao Xuân Dục (phường 12, quận 8) vắng hiu hắt. Hẻm nhỏ mà nhiều ngã rẽ, đoàn "cái bang" lẩn vào hiện ra giữa bóng tối nhập nhòe. Những dãy nhà lụp xụp, tối om chạy dài hun hút, thi thoảng lại xuất hiện bơm kim tiêm nằm chổng ngửa trong góc tối. Điểm dừng chân của tập đoàn "cái bang" là căn nhà thấp lè tè nằm sánh vai với những túp lều khác. Một khu ổ chuột đúng nghĩa nhưng có vẻ thông thoáng hơn vì phía trước mắt có dòng kênh đen đặc vắt qua.
Sáng hôm sau, chúng tôi quyết định gõ cửa nơi chốn của "cái bang". Nhưng cửa đóng then cài, không có một ai. Mấy người hàng xóm cho biết, họ kéo nhau đi xin cơm từ sáng không biết khi nào về. Họ ở đây là bà Tư Liễu (63 tuổi) và 4 đứa vừa cháu vừa chắt. Họ làm nghề ăn xin? chúng tôi hỏi. "Vừa ăn xin, vừa ăn trộm và vừa ăn chơi nữa. Bà cháu ấy mới chuyển đến đây nên chúng tôi chỉ biết thế thôi, nghe đâu có đứa con gái giang hồ dữ dằn, giờ đi cai nghiện rồi"- một người hàng xóm cho biết.
Giang hồ "cái bang"
Buổi tối tiếp theo, chúng tôi có mặt ở địa điểm hành nghề của gia đình "cái bang" Tư Liễu. Nhân vật chúng tôi tiếp cận là người đàn bà chạy xe cúp. Chúng tôi hỏi, chị ta trả lời tỉnh queo, cộc lốc và chưa khi nào lột khăn bịt mặt ra: "Tên T, 21 tuổi, hai đứa con, không có chồng. Mà mấy người hỏi làm chi vậy? “Đứa trẻ khóc dữ quá, chị ta phát cáu và không trả lời nữa. Chị quát con bé lớn đang lăng xăng bán xo so đi mua miếng dán hạ sốt cho cháu. Bà Tư Liễu xuất hiện, chị ta ngoắc đầu về phía đó xua đuổi: "Bả đó, đến hỏi đi". Bà Liễu mặt méo xệch, thở dốc, chưa kịp ngồi xuống đã quát hai đứa nhỏ: "Mẹ cha chúng mày, tháng này tiền điện nước tăng gấp đôi, bà cho chúng mày chết đói hết".
Hai đứa nhỏ đang ăn bánh mì ngừng nhai, vội vàng chạy đi bán vé số. Bà đang phẫn nộ thế không biết có chịu nói chuyện không, chúng tôi dúi một ít tiền vào tay bà, bảo thôi đứng nạt mấy đứa nữa, dù sao cũng đã rồi. Bà lại chửi: "Cha chúng nó, làm khổ tao đến bao giờ. Chờ con mẹ nó về tống hết chúng nó đi".
Và câu chuyện của bà, của đứa con gái trời đánh bắt đầu ngược dòng thời gian, về thuở giang hồ ăn chơi… rũ rượi. Bà là dân gốc Bắc vào Sài Gòn từ trước giải phóng, lẽ ra cũng có cái nhà, có chút vốn liếng bán buôn nhưng thời thế thế thời, nhà bị giải phóng mặt bằng, tiền bồi thường bị người ta lừa sạch sẽ. Được hai đứa con, thằng con trai bị bệnh nghiểm nghèo "đi" sớm. Chồng bà chán quá, bỏ theo gái. Bà chán quá, chẳng thiết làm gì, nhưng vướng đứa con gái nên gắng gượng. Bà bảo đã từng làm đủ thứ nghề, cũng giang hồ tứ chiếng lắm mới tồn tại trong thế giới "đầu trâu mặt ngựa" này ngần ấy năm được. Hỏi bà giang hồ như thế nào? Bà nổi giận. Thế là thôi, tôi không dám hỏi nữa. Bà giấu giếm đời mình, nhưng đứa con gái và bây giờ là đứa cháu ngoại thì bà nói ra hết. Từ đi hoang có con, đến nghiện ngập, tù tội… Những va đập giang hồ xước máu của hai mẹ con nó bà kể trần trụi.

T. ôm con vừa bán hàng vừa ăn xin.
Con gái của bà tên Lê Thị V. (42 tuổi) chưa kịp lớn đã đua đòi ăn chơi, đi theo trai để nó lừa cho vác cái bụng bầu về. Cô V sinh con khi chưa đủ tuổi thành niên. Rồi vì hận đời, cô ta lao vào những tụ điểm ăn chơi thác loạn, gia nhập giới giang hồ chuyên đi ăn đêm, hút chính ma túy. Đứa con gái sinh năm 1993 cô ta vứt ở nhà cho bà Tư Liễu nuôi, đi khi nào đói dính bụng thì mò về, không đoái hoài gì đến con gái. Bà Liễu bất lực trước đứa con trời bảo, bà không dám nói nhiều, sợ nó lên cơn cũng "phang" luôn cho bà một cái.
Rồi một ngày tàn, cô ta héo rũ trở về căn nhà trọ gần xóm Củi. Cô ta bắt đầu để ý con khi đứa bé đã 5 tuổi. Cô tập tành làm người lương thiện, theo mẹ đi bán vé số, đi bán kẹo cao su, đi ăn xin nuôi con. Được hai năm "gác kiếm giang hồ", trong những lần đi sớm về đêm ấy, Lê Thị V làm quen một tay anh chị trong nhóm giang hồ chuyên đòi nợ thuê. Rồi chẳng bao lâu, cô ta say tình ngất ngây với đại ca. Lại một cái bụng chửa chành ành vác về kém theo "thân tàn ma dại". Nhưng chưa thôi, mang bầu mà cô ta vẫn không tha "nàng tiên nâu", vẫn ngày đêm lăn lộn đầu trộm đuôi cướp để có tiền thỏa mãn cơn nghiện.
Đứa con gái đầu đang ngấp nghé tuổi dậy thì cũng nối gót mẹ, lang bạt, vạ vật ngoài đường rồi "dính" vào thằng tiểu giang hồ mới nứt mắt. Không bao lâu, nó ôm bụng về ăn vạ bà Liễu. Uất nghẹn quá, bà Liễu nổi cơn tam bành, túm mớ quần áo bỏ đi biệt tích. Hai mẹ con Lê Thị V. và Nguyễn Thị T. cùng kiếp giang hồ, dựa vào nhau. Mẹ vừa nuôi con nhỏ, vừa bồ bịch hút hít. Con gái có bầu, đang chờ ngày sinh. Đời giang hồ của V. chính thức nghỉ ngơi khi Công an mở đợt truy quét, cô ta bị bắt buộc phải đi cai nghiện.
Đứa con ngoài giá thú còn đỏ hỏn gửi lại cho con gái Nguyễn Thị T. T. sống lây lất bằng tiền ăn xin, đói quá cũng chôm chỉa lặt vặt để nuôi con trong bụng và nuôi đứa em cùng mẹ khác cha. T. sinh con ngoài đường, được người ta đưa về phòng trọ. T nhờ người hàng xóm đi tìm bà Liễu về, nếu không tất cả sẽ chết. Bà Liễu vuốt mặt quay về, căm hận ngùn ngụt nhưng chẳng thể làm gì.
Bà đi ăn xin nhưng đội lốt người bán bông dáy tai, đi lượm ve chai, đi mót nhặt những thứ người ta vứt bỏ để nuôi lũ con cháu "lăng loàn" ở nhà. Con cứng cáp một chút, T. bỏ ở nhà và tiếp tục dấn thân vào thế giới "đen" trong các khu ổ chuột. T. nghiện thuốc lá nặng, một ngày đốt vài bao. Bà Liễu không biết T. có nghiện ma túy không, vì nó lầm lì nên bà cũng không dám hỏi.

Đứa con thứ hai đẻ rơi của T, là chắt của bà Liễu hốc hác vì thiếu ăn.
Bẵng đi thời gian, bà Liễu phát hiện bụng đứa cháu ngoại lùm lùm. Gặng hỏi thì nó bảo: "Có bầu tháng thứ 6 rồi". Bà Liễu giận quá, không buồn hỏi nó lang chạ với ai. Bà cấm cửa không cho về nhà. T. bỏ đi, lại đẻ rơi ở ngoài đường. Người ta mang hai mẹ con T. về giao cho bà Liễu khi sự sống còn rất mong manh.
Bây giờ thì đứa con thứ hai của T. được 19 tháng tuổi. Nó suy dinh dưỡng trầm trọng, chỉ còn da bọc xương và T. cũng thế, thân thể mỏng dính. Tôi lo lắng khi tính khí của T. vẫn đậm chất giang hồ, vẫn ngông nghênh, vênh váo mặc dù khoác áo ăn xin. Hỏi bà Liễu, có khi nào lại thêm cháu nữa? Bà thở dài buông xuôi: "Kệ nó, chờ năm sau mẹ nó về tôi trả lại hết những của nợ này. Tôi đi thật xa không bao giờ quay trở về nữa".
Giang hồ "cái bang" là cụm từ do người viết đặt. Bởi tôi không muốn gọi họ là giang hồ đâm thuê chém mướn, vì họ chưa làm được điều kinh khủng ấy, cũng không muốn gọi họ bằng kẻ ăn xin đầu đường xó chợ, thui thủi nhếch nhác, vì phong cách ăn xin của họ chứa đầy "chất bụi"

Chuyện về nữ sinh mất tích 1 cách bí ẩn

Hơn 1 năm nay, bà Hoa vẫn luôn mang bên mình tấm hình duy nhất của con gái, trong lúc bán vé số, gặp ai bà cũng hỏi có thấy người giống trong hình không? Nhưng tung tích như mò kim đáy bể, người cha vì thương con, lo nghĩ nhiều đã ngã bệnh. Xin bạn đọc dành 5 phút đọc hết bài báo này, biết đâu có thể giúp đỡ người mẹ mất con trong bài viết.
Hơn một năm nay, bà Hoa vừa bán vé số, vừa tìm kiếm con. Trên tay cầm tập vé số, quyển dò kết quả xsmb , miền nam, miền trung và tấm ảnh của cô con gái nhỏ
Ngày 23/2/2013, đi làm về nhưng không thấy con gái là Trần Trung Tuyền (tự Bủm, SN 1999, học sinh trường giáo dục thường xuyên quận Thủ Đức, TP.HCM), bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1969, quê Quảng Ngãi, tạm trú khu phố 5, phường Linh Tây) đã cất công đi hỏi thăm tất cả những người trong xóm trọ.
“Gọi điện cho nó thì thuê bao không liên lạc được, chạy đi hỏi mấy đứa bạn, đứa nào cũng nói không biết. Biết chuyện chẳng lành nhưng do đêm tối tôi không biết tìm đâu. Sáng hôm sau tôi lên trường hỏi, cô giáo cho biết Tuyền không đi học đã hai hôm rồi”, người mẹ kể.
Bà Hoa cũng đã đến công an phường Linh Tây trình báo sự việc, được yêu cầu bình tĩnh nhớ lại mọi mối quan hệ của con gái. Nhưng “tôi tối ngày đi bán vé số, bố nó cũng đi làm, đâu biết nó quen ai, hay đi với ai. Suốt mấy ngày tôi bỏ công chuyện chạy đi tìm nhưng đều tuyệt vọng”, bà nói.
Bà cho rằng con mình bị bắt cóc chứ cô bé chưa bao giờ đi đâu qua đêm hoặc về khuya. “Nó không có bạn trai, cô giáo cũng xác nhận chưa bao giờ nghỉ học. Trong nhà ai cũng yêu thương nó, khi rảnh rỗi cha nó còn đưa đón vì sợ con đi xe buýt sẽ mệt”, bà Hoa chia sẻ.
Sau hơn 1 tháng tìm kiếm bất thành, bà Hoa buộc phải đi làm lại kiếm tiền nuôi những đứa con khác đang tuổi ăn học. Bất ngờ khoảng tháng 6/2013, bỗng nhiên bà nhận được điện thoại từ một số lạ. Bé Tuyền gọi về nói rằng “con vẫn khỏe mạnh, nhưng con muốn về nhà”.
Bà vừa cuống quýt hỏi con ở đâu để má đến đón thì nghe tiếng giật điện thoại, nhiều tiếng tằng hắng. “Chắc chắn có người nào đó đến bên gây áp lực, con tôi đang khóc, chưa kịp hỏi thêm gì thì số kia đã ngắt máy. Tôi gọi lại hàng trăm lần nhưng suốt từ đó tới giờ số điện thoại này đều luôn luôn không liên lạc được”, người mẹ kể.
Cô bé tiếp tục mất tích, cho đến ngày 13/4 vừa qua, thì lại một số lạ khác gọi, yêu cầu bà Hoa nói chuyện với con gái. “Nó hỏi thăm ở nhà có khỏe không, rồi nhờ tôi nạp cái thẻ điện thoại 50 ngàn đồng. Tôi làm theo, năn nỉ con về nhà nhưng nó chỉ nói “con không về được đâu má ơi. Khi nào có cơ hội con sẽ về thăm gia đình mình. Má cứ biết là con vẫn khỏe là được”, bà Hoa nhớ lại.
Còn theo lời kể của cha cô bé, có một lần Tuyền gọi về cho ông, thảng thốt: “Cứu con với ba ơi, ở đây con không sống nổi nữa đâu. Họ áp bức con quá” nhưng ngay lập tức cúp máy, gọi lại không được.
Theo suy đoán, con gái ông bị đối tượng xấu dụ dỗ nên bỏ nhà đi; cũng có thể bị bắt cóc, bị bắt làm việc ở đâu đó, bị kiểm soát không thể, không được dùng điện thoại.
Một số người sống gần nhà bà Hoa cho biết thường ngày bé Tuyền rất ngoan, sau giờ học đều tranh thủ giúp gia đình việc nội trợ. “Nhiều lần tôi thấy nó đi bán vé số với má, hỏi thì nó nói không ngại gì hết, làm có tiền phụ má là được rồi”, một hàng xóm nói. Được biết do ở quê không có điều kiện đi học nên khi vào TP.HCM, Tuyền đã được đưa đến trung tâm giáo dục thường xuyên để học cho hết cấp 3.
Từ ngày con gái bị mất tích, người cha đổ bệnh nặng không còn thể lao động được nữa. Người vợ trở thành lao động chính, ngày ngày cuốc bộ hàng chục km bán vé số kiếm sống. Trong cuộc trò chuyện với PV ngay giữa đường, bà vẫn tất tả mời những người qua lại từng tờ vé số với hi vọng dành dụm một ít tiền sẽ đi tìm con.
“Nhưng khó lắm chú ơi, bán suốt ngày cũng chỉ được 200 ngàn đồng đủ tiền ăn uống, thuê nhà cho gia đình. Tôi chỉ mong nó sẽ sớm trở về để. Hơn 1 năm qua, không đêm nào tôi ngủ được, cứ nhắm mắt là mơ thấy con tôi kêu cứu, khuôn mặt đầy nước mắt”, bà Hoa kể.
Ai thấy bé gái mất tích này đang ở đâu, vui lòng gọi về
số điện thoại 091.357.7883
Vẻ mặt thất thần lo lắng cho con thường trực, nhiều lúc vé số đã ế ẩm, bà còn thối nhầm tiền cho khách, có lúc đang đi trên đường lại vô hồn lao vào xe đang đi tới, may không mất mạng.
Đưa tấm hình duy nhất của con gái cho khách xem, bà Hoa nói: “Lúc nào tôi cũng mang theo. Nhiều lúc nhớ con thì đem ra xem, hoặc đưa ra cho người đi đường xem hi vọng ai đã thấy nó ở đâu đó”.
Người mẹ khẩn khoản nhờ PLVN đưa tấm hình và câu chuyện này lên mặt báo, mong mọi người giúp tìm kiếm đứa con. Bà rưng rưng nước mắt nhắn lời gửi người con:
“Con ở đâu thì hãy về lại với ba má. Nếu có lầm lỗi gì, ba má vẫn chấp nhận tha thứ; còn nếu bị ai đó đe dọa, giữ chân, con hãy trình báo với công an tại đó. Nhà mình vẫn ở chỗ cũ, bất cứ khi nào con về đều có người ở nhà đón con”.
Được biết ngay khi nhận được cuộc điện thoại vào ngày 13/4, bà Hoa đã đến công an quận Thủ Đức để trình báo sự việc./.

Trẻ sắp chết cũng bị chăn dắt làm mồi đi bán vé số

Một bé trai được cho là mắc bệnh sơ gan, bụng trương căng cứng, sự sống chẳng được bao lâu nữa nhưng vẫn bị một số đối tượng dắt đi bán vé số…
Vắt kiệt sự sống
Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), xuất hiện một số đối tượng thay nhau dắt một bé trai khoảng 8 tuổi đi bán vé số và tờ dò kqxs, bút… dạo cả ngày lẫn đêm nhưng thực chất là để xin tiền. Điều đặc biệt, bé trai này theo nhiều người cho là đang mắc bệnh sơ gan cổ trướng, bụng căng to, việc đi lại cực kỳ khó khăn, sự sống chẳng còn được bao lâu.
Cậu bé bị bệnh sơ gan cổ trường bị một số đối tượng chăn dắt đi bán vế số
Khi nhìn thấy cảnh thảm thương của cậu bé tội nghiệp này, tình người trỗi dậy, nhiều người đã không thể cầm nổi nước mắt, không ngần ngại rút tiền với mệnh giá lớn đưa cho người “chăn dắt” đem theo niềm tin làm phước cho cậu bé cận kề với cái chết.
Qua tìm hiểu, có khoảng 3 đối tượng (2 nam và 1 nữ) chuyên chăn dắt cậu bé tội nghiệp này. Mỗi buổi tối, thường có 2 người đàn ông, một người đã ngoài 40 tuổi, người còn lại khoảng 30 tuổi lỉnh kỉnh đồ đạc gồm loa kéo tay, ít tờ vé số cùng vài cây bút mực Trung Quốc, tất nhiên không thể thiếu “con mồi” là cậu bé mắc bệnh sơ gan này. Họ ngồi lên chiếc xe gắn máy hiệu Dream mang biển số của Đà Nẵng, di chuyển tới những chỗ đông người như quán cà phê, quán chè, quán nhậu… để bán vé số, bút.
Trong khi người đàn ông khoảng 40 tuổi dắt theo cậu bé tội nghiệp vào trong các quán để bán vé số và bút thì nam thanh niên chừng 30 tuổi đứng ngoài cầm micro với chiếc loa đứng hát nghêu ngao với giọng “làng”. Người đàn ông dắt cậu bé vào bên trong quán, đi từng bàn kéo áo của cậu bé cho mọi người nhìn cái bụng đang trương to phình vì bệnh tật. Cậu bé này phải lê từng bước chân nặng nhọc, vừa đi vừa thở hổn hển theo sau. Dĩ nhiên, nhìn thấy cảnh thảm thương này, người mua vé số, mua bút thì ít mà rút tiền trong ví ra cho thì nhiều.
Cậu bé thảm thương này khó nhọc leo lên xe
Bị dắt đi cả đêm, ban ngày cậu bé này còn phải theo chân một phụ nữ khác cũng khoảng 40 tuổi tiếp tục đi bán vé số. Vẫn “chiêu bài” của người đàn ông nọ đã dùng, người phụ nữ này nói với mọi người là cháu bị bệnh sơ gan cổ trướng, cần tiền chữa bệnh với giọng thảm thương tột cùng. Ở ngoài, một người đàn ông khác mở loa hết công suất hướng thẳng vào quán khiến chủ quán cà phê trên đường Bùi Thị Xuân (Đà Lạt) phải hai lần ra nhắc nhở.
Sau khi kiếm nặng túi, tất cả lại cùng ngồi lên xe gắn máy, tiếp tục di chuyển đến những địa điểm khác...
Quá tàn nhẫn!
Tất cả những người này đều nói giọng miền Bắc và mới xuất hiện ở Đà Lạt trong vài tuần trở lại đây.
Chủ một quá chè trên đường Bùi Thị Xuân cho biết, lần đầu tiên họ dắt đứa bé vào quán chị, nhìn thấy cảnh thảm thương này cùng với lời giải bày về hoàn cảnh nghèo khổ đến nổi không có tiền chữa bệnh cho đứa bé thì ai cũng trực rơi nước mắt.
“Buổi tối hôm đó, ai trong quán chè của tôi cũng cho tiền, không nhiều thì ít, tôi cũng cho họ 50.000 đồng. Thế nhưng, ngay buổi sáng hôm sau lại một người phụ nữ khác dắt đứa bé tội nghiệp này đi xin tiền thì tôi đoán ra đây là trò chăn dắt trẻ của những kẻ bất lương. Và giờ thì đúng là như thế!...”, chị chủ quán chè nói với giọng tức tối.
“Tôi nhận thấy cậu bé này đang trở thành mồi nhử để cho những kẻ khỏe mạnh lợi dụng để “hốt tiền” người khác. Thằng nhỏ sức khỏe đã sắp cạn kiệt vì bệnh tật, sự sống chẳng còn được bao nhiêu nữa nhưng vẫn bị hành hạ, lợi dụng thì những người này không còn tính người nữa. Họ quá tàn nhẫn!...”, anh Lê Cao Thưởng, một người dân trên đường Bùi Thị Xuân bức xúc cho biết.