follow us

Facebook
Google+
Pinterest

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Cảm phục tấm lòng chàng rể miền Tây

Nghe ai nói đừng gả con gái về miền Tây, đàn ông xứ đó nhậu và dữ dằn với vợ con lắm, là bà Út Chạy không chịu. Rể út bà là người miền Tây. Thử đốt đuốc kiếm khắp vùng miền Đông này, mấy người được như vậy? Mọi người gật đầu công nhận: “Rể bà quá tuyệt vời. Nhưng, đâu dễ được mấy người!”.

Anh Năm Hải chăm sóc vết thương cho má vợ
DUYÊN NỢ
Ba má sinh được sáu anh chị em, chỉ có Năm Hải (Trần Công Thủy) bỏ xứ Cần Thơ “gạo trắng, nước trong” lên lập nghiệp ở miền Đông. Học xong lớp tài công, anh chạy tàu tuyến Cần Thơ - Tây Ninh. Khi lên chở tro dừa, hàng khô, khi xuống chở mì, tiêu… Năm 1993, chàng tài công 26 tuổi quen biết và đem lòng yêu thương cô gái 19 tuổi tên Út Hà, bán hàng khô ở chợ Tây Ninh. Nhà có hai chị em gái, chị Hai đã theo chồng, Út Hà ở với má. Đang tính chuyện hôn nhân thì Út Hà bể nợ. Tuổi còn trẻ, lại chưa có kinh nghiệm buôn bán, vốn liếng thì rơi rụng, tiền hàng nợ mẹ đẻ nợ con, cô Út nợ một trăm mấy chục triệu, không có khả năng trả. Hai má con chỉ có căn nhà xập xệ, nhỏ xíu, bán chắc cũng chẳng ai mua. Phương án tệ nhất là bỏ trốn, hoặc thế chấp… người. Biết hoàn cảnh của người yêu, Năm Hải quyết định dốc hết tiền gom góp trong nhiều năm, trả nợ giùm. Chàng Lục Vân Tiên “đời mới” cứu người đẹp qua cơn hoạn nạn và câu chuyện kết thúc có hậu bằng một đám cưới nho nhỏ. Cũng chỉ có đại diện hai gia đình và bà con chòm xóm mấy người. Năm Hải bỏ nghề chạy tàu, ở lại làm rể miền Đông, với những khó khăn mà lúc đó anh chưa lường hết được.

Anh Năm Hải thường qua dọn dẹp giường cho má vợ rồi mới đi làm
LỜI KỂ CỦA MÁ VỢ
“Đời tôi cực lắm. Một mình nuôi hai đứa con gái, trong khi sức khỏe của tôi thì gió thổi lớn chút là bay. Năm nay 80 tuổi, bệnh tật đầy người. Nói thiệt, không có thằng rể út, chắc tôi chết lâu rồi. Ở với Năm Hải 20 năm nay, tôi hiểu nó lắm. Mỗi lần tôi bệnh, là tội thằng Năm. Cách đây hai năm, Hội Phụ nữ P.2 (thị xã Tây Ninh) vận động cất cho tôi căn nhà đại đoàn kết, nhưng không có đất, thằng Năm tặng má vợ 5m đất chiều ngang kế bên nhà nó, nên tôi có được căn nhà mới ở khu phố 5, P.1. Về được nhà mới ít bữa, tôi đổ bệnh, tưởng chết, đang khuya phải kêu con rể chở ra trạm y tế phường. Thấy tôi thở không được, trạm y tế giới thiệu lên bệnh viện tỉnh. 22g, nó chạy xe ào ào chở tôi đi cấp cứu. Tôi mệt lắm, nhưng cũng ráng sức níu chặt yên xe cho khỏi ngã. Nằm ở bệnh viện tỉnh nửa tháng, rồi được chuyển lên Bệnh viện Lao (BV A2 Tây Ninh) một tháng, một tay thằng Năm chăm sóc cho tôi ăn uống, thuốc men. Đồ tôi thay ra, nó đem giặt. Lúc tôi yếu quá, nó còn tắm rửa, lau người cho nữa. Trong viện, ai cũng tưởng nó là con trai tôi chớ không phải rể. Mình còn con gái, sao để con rể làm chuyện này, tôi nói: “Con cứ để hai chị em nó giặt đồ cho má. Nếu tụi nó không giặt thì má giặt”. Thằng rể không nói gì, cứ lặng lẽ làm.
Cách đây một tuần, tôi dậy đi tiểu đêm bị trượt chân té, kêu các con, cũng chỉ có thằng rể út chạy tới. Nó chở tôi đi bác sĩ, khâu vết thương, mua thuốc uống. Những ngày đau bệnh nằm một chỗ, nó cho tôi tiền xài. Tôi thương thằng Năm Hải quá, quê dưới Cần Thơ cũng năm sáu anh em, mà nó lủi thủi một mình ở đây. Chị gái nó bị liệt, nằm lật qua lật lại mà có về chăm sóc được mấy bữa đâu. Từ ngày về làm rể nhà tôi, nó chưa sướng được ngày nào. Làm nghề chạy xe ôm, mưa nắng, gió rét, sức khỏe nó cũng xuống rồi. Năm nay mới 45 tuổi mà già ngắc, trong người đủ thứ bệnh, đau tim, đau bao tử, thấp khớp. Vừa phải về quê dưỡng bệnh mấy tháng mới lên đó. Nó tính tiếp tục chạy xe ôm, mà không biết còn chạy nổi không. Nói ngay, tôi lo thằng Năm bị bệnh còn hơn lo thân tôi”.

Trần Văn Cảnh 15 tuổi con trai anh Hai, được ba phân công đi kèm bà ngoại
…NƯỚC MẮT CHÀNG RỂ THẢO
Ngồi kể chuyện cuộc đời, nước mắt chảy ướt má, anh Hải nói mình rất thương má vợ vì bà không được khỏe. 20 năm làm rể, hàng xóm, bạn nghề, ai cũng thương anh hiền lành, thiệt thà. Nhớ lại hồi mới sinh con trai đầu, anh không nghĩ mình làm được nhiều việc như vậy. Hàng ngày, 1g sáng anh đã dậy, đạp xe mấy chục cây số lên rừng Xa Mát kiếm củi về bán. 5g tới nơi, đốn được hơn thước củi, chở về tới nhà đã sang chiều, vừa mệt vừa đói. Hết gạo, anh lội đồng bắt ốc về bán. Những ngày đầu, thấy lũ đỉa con nào con nấy bằng ngón tay cái bơi loằng ngoằng, đeo bám đầy chân, anh chạy tuốt lên bờ. Sau nghĩ thương vợ con, thương má già, anh liều nhào xuống, riết rồi hết sợ đỉa luôn.
Dành dụm được mớ tiền, anh mua chiếc xe 67 cũ, chạy xe ôm. Nghe vợ chê xe “cùi bắp”, anh đổi sang mua xe Dream, sau lại đổi sang chiếc Wave, chạy cho đến bây giờ. Anh nói, ba má dưới quê mất cả rồi, giờ chỉ còn má vợ, bà có khó một chút thì vẫn là má mình, phải lo cho bà. “Má vợ tôi ăn ít lắm, nhưng bà hút thuốc và uống cà phê ngày ba cữ. Đi bán vé số ngày được mấy chục ngàn đủ ăn buổi trưa. Chiều tôi ở nhà nấu cơm, lúc nào bà về thì bới qua cho bà ăn. Quần áo, mùng mền của bà, tôi phải qua dọn dẹp, chứ 4g bà đã dậy kêu tôi chở ra chợ rồi”.
Mấy năm chạy xe ôm, dành tiền mua được thửa đất tuốt trong hẻm thuộc khu phố 5, P.1, thị xã Tây Ninh, anh cắt nửa đất tặng má vợ cất nhà, là muốn bà ở cạnh con cháu. Vợ chồng Năm Hải được ba người con. Cậu con lớn 20 tuổi, đã đi làm công ty phụ ba má. Cậu thứ hai học tới lớp 9, thi không đậu nên ở nhà. Năm Hải cắt cử con trai qua ở chung với bà ngoại, ban ngày hai bà cháu cùng đi bán vé số cùng đi bán tờ dò xsmn để thêm đồng ra đồng vào, ban đêm ngủ canh chừng bà. Cô con út còn đang học tiểu học. Út Hà vợ anh, năm nay 39 tuổi, nhưng còn “mướt” lắm, như anh em xe ôm nói vui. Chị phải coi quầy hàng khô ở chợ cách nhà bốn cây số, lại kiêm nghề trông giữ xe máy nên rất ít khi về nhà. Việc nhà cửa, con cái, cơm nước và lo cho má, tất tật trút lên vai chồng. Hiện đang nghỉ bệnh nên Năm Hải có điều kiện lo việc nhà nhiều hơn. Sắp tới, nếu sức khỏe ổn định, anh sẽ tiếp tục chạy xe ôm. Hàng ngày, công việc của anh vẫn là dậy sớm chở má vợ ra bến xe bán vé số và tờ xem kết quả sxmb. Trưa về lo cơm nước, giặt đồ cho con và má vợ, rồi lo xế chiều bà Út đi bán về có cơm ăn…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét